ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG CỔ TỬ CUNG CÓ NHIỄM HPV BẰNG PHƯƠNG PHÁP LEEP TẠI BỆNH VIỆN K

Vũ Hải Linh1,, Nguyễn Văn Chủ2, Bùi Thị Bích Phương2
1 Bệnh viện K
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa tổn thương cổ tử cung với tỷ lệ nhiễm các týp HPV nguy cơ cao trên các bệnh nhân được điều trị LEEP tại bệnh viện K. Phương pháp: Chúng tôi tiến hành hồi cứu bệnh án của 237 người bệnh điều trị HPV bằng LEEP tại bệnh viện K trong giai đoạn từ 1/2019 đến 12/2021. Kết quả: Có 93 (39,2%) người bệnh có kết quả giải phẫu bệnh là tiền ung thư.  Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, người bệnh trên 40 tuổi, có kết quả biến đổi tế bào qua PAP và có yếu tố HPV nguy cơ cao hoặc thấp có nguy cơ bị tiền ung thư cao hơn các người bệnh khác. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã đưa thực trạng tiền ung thư ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng phương pháp LEEP. Tuổi, nguy cơ HPV và biến đổi tế bào có nguy cơ gây tiền ung thư cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Agence on Cancer Research (2021), Estimated age-standardized incidence and mortality rates (World) in 2020, females, all ages, chủ biên.,
2. International Agence on Cancer Research (2021), Estimated age-standardized incidence and mortality rates (World) in 2020, Viet Nam,chủ biên.
3. Bùi Diệu và Vũ Hoàng Lan và cộng sự (2010) Tình hình nhiễm HPV tại Việt Nam. Tạp chí Y học thực hành-BộY tế. Số745-Số122010, 5–6.
4. Trần Thị Thanh Hồng (2011) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở những bệnh nhân có kết quả tế ào âm đạo – cổ tử cung bất thường tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương” - Trường Đại học Y Hà Nội., .
5. Chu Hoàng Hạnh (2016) Đánh giá kết quả điều trị tổn thương CIN II cổ tử cung bằng kĩ thuật LEEP tại bệnh viện K, Trường Đại học Y Hà Nội. .
6. Hoàng Đức Vĩnh (2012) Đánh giá hiệu quả điều trị các tổn thương tại cổ tử cung bằng kĩ thuật LEEP tại bệnh viện phụ sản Trung ương.
7. Rydström C. and Törnberg S. (2006). Cervical cancer incidence and mortality in the best and worst of worlds. Scand J Public Health, 34(3), 295–303.
8. Andrae B., Kemetli L., Sparén P., et al. (2008). Screening-Preventable Cervical Cancer Risks: Evidence From a Nationwide Audit in Sweden. JNCI J Natl Cancer Inst, 100(9), 622–629.