TÁC DỤNG KHÁNG U CỦA CAO CHIẾT VỎ QUẢ MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) TRÊN MÔ HÌNH GÂY UNG THƯ VÚ Ở CHUỘT NHẮT

Phan Hồng Minh1, Trần Thị Thu Trang2, Mai Phương Thanh3, Hồ Mỹ Dung4,
1 Đại học Dược Đại học Quốc gia
2 Đại học dược Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội
4 Đại học dược Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Gần đây, bên cạnh các phương pháp điều trị cổ điển, dược liệu và y học cổ truyền đang trở nên ngày càng phổ biến trong hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của cao chiết từ vỏ quả măng cụt (Garcinia mangostana L.) trên mô hình bệnh ung thư vú do 7,12-dimethylbenzeneanthracene (DMBA) ở chuột nhắt cái. Chuột nhắt cái chủng Swiss, trưởng thành được cho uống DMBA 1mg/lần/tuần trong 6 tuần để gây ung thư vú. Sau đó, chuột được chia thành 4 lô, bao gồm lô sinh lý, lô mô hình được uống DMBA và 2 lô điều trị cao chiết vỏ măng cụt (GM) với liều 1,2 g/kg/ngày và 3,6g/kg/ngày trong 18 tuần. Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong của chuột được điều trị bằng GM không khác biệt so với lô DMBA (p> 0,05). Chuột được điều trị bằng GM ở cả hai liều đều có thời điểm xuất hiện khối u muộn hơn và tỉ lệ khối u thấp hơn so với lô mô hình DMBA (p<0,05). Về mô bệnh học, tỷ lệ xuất hiện ung thư biểu mô vú hoặc tăng sản mô vú ở lô điều trị GM thấp hơn lô DMBA. Cao chiết vỏ quả măng cụt có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện khối u trong mô hình ung thư vú do DMBA gây ra ở chuột nhắt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2004, tr.428.
2. Ferlay Jacques, Murielle Colombet, et al. Cancer statistics for the year 2020: An overview. International Journal of Cancer, 2021, 149, pp. 778-789.
3. Blowers Elaine and Sharon Foy. Breast cancer overview: Current treatments. Practice Nursing, 2009, 20, pp. 282-286.
4. Obolskiy D., Pischel I., Siriwatanametanon N., Heinrich M. Garcinia mangostana L.: a phytochemical and pharmacological review. Phytother Res 2009, 23, pp. 1047–65.
5. Gutierrez-Orozco F., Failla ML. Biological activities and bioavailability of mangosteen xanthones: a critical review of the current evidence. Nutrients 2013, 5, pp. 3163–83.
6. Mohamed. G. A., Al-Abd. A. M., El-Halawany. A. M. et al. New xanthones and cytotoxic constituents from Garcinia mangostana fruit hulls against human hepatocellular, breast and colorectal cancer cell lines. Journal of ethnopharmacology, 2017, 198, pp. 302–312.
7. Currier N, Solomon SE, Demicco EG, et al. Oncogenic signaling pathways activated in DMBA-induced mouse mammary tumors. Toxicol Pathol. 2005; 33(6), pp. 726-737.
8. See. I., Ee. G., Jong. V. et al. Cytotoxic activity of phytochemicals from Garcinia mangostana L. and G. benthamiana (Planch. & Triana) Pipoly against breast cancer cells. Natural product research. 2021, 35(24), pp. 6184–6189.