NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI THÔNG QUA CÔNG CỤ STOPP/START TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU NĂM 2021

Trần Thiên Nguyệt Sang1,, Dương Xuân Chữ2
1 Bệnh viện lao và bệnh phổi Bạc Liêu
2 Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bộ công cụ Screening Tool of Older Persons' Prescriptions/Screening Tool to Alert doctors to Right Treatment (STOPP/START) là một trong những công cụ hữu ích hỗ trợ cho kê đơn thuốc và giám sát kê đơn thuốc phù hợp ở người cao tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sử dụng thuốc không phù hợp ở người cao tuổi bằng công cụ STOPP/START tại Khoa Nội Tim mạch - Lão khoa Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 235 hồ sơ bệnh án tại Khoa Nội Tim mạch - Lão khoa Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu. Kết quả: Trong 235 hồ sơ bệnh án, bệnh nhân có độ tuổi 73,60 ± 7,56, thời gian điều trị tại khoa 7,29 ± 4,29, số bệnh là 6,85 ± 2,20. Nhóm bệnh phổ biến nhất là bệnh hệ tuần hoàn. Nhóm thuốc được kê đơn phổ biến nhất là thuốc hệ tim mạch. Thông qua đánh giá bằng bộ công cụ STOPP/START, tỷ lệ bệnh nhân gặp ít nhất 1 PIP là 25,1%. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân gặp ít nhất 1 PIM là 21,3%. Các tiêu chí PIM về sử dụng thuốc an thần, kháng histamin thế hệ 1, benzodiazepin chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ bệnh nhân gặp ít nhất 1 PPO là 12,3% và bỏ sót kê đơn tiềm ẩn thuốc chẹn beta cho bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết luận: Tình hình kê đơn thuốc phù hợp cao, tuy nhiên vẫn còn những bất cập trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2020), “Bài 27: Mất ngủ không thực tổn”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp, tr. 150-152, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Nguyễn Như Hồ và cộng sự (2019), “Đánh giá việc kê đơn thuốc hướng tâm thần cho bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại một bệnh viện chuyên khoa theo tiêu chuẩn STOPP/START”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(6), tr. 29-36.
4. Nguyễn Thị Nhung và cộng sự (2022), “Phân tích tình hình kê đơn thuốc cho người cao tuổi bằng tiêu chuẩn Beers, tiêu chuẩn STOPP/START thông qua hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Lộc”, Tạp chí y học Việt Nam, 515(2), tr. 117-122.
5. Đỗ Thị Tố Quyên (2021), “Khảo sát việc kê đơn và hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trên bệnh nhân cao tuổi thông qua công cụ STOPP/START tại Trung tâm y tế huyện Thới Bình, Cà Mau”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 25(4), tr. 168-178.
6. Tổng Cục Thống kê (2021), “Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phân theo giới tính và theo vùng”, Niên giám thống kê năm 2020, tr. 133, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Abad V. et al. (2018), “Insomnia in Elderly Patients: Recommendations for Pharmacological Management”, Drugs Aging, 35(9), pp. 791-817.
8. Dyhrfjeld‐Johnsen J. et al. (2019), “Management of peripheral vertigo with antihistamines: New options on the horizon”, Br J Clin Pharmacol., 85(10), pp. 2255–2263.