KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚC MỘT THUỐC ỨC CHẾ TYROSINE KINASE THẾ HỆ 1 BỆNH NHÂN NỮ GIỚI UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IIIB-IV

Vũ Văn Thịnh1,, Phạm Cẩm Phương2
1 Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh
2 Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bước 1 thuốc ức chế tyrosin kinase thế hệ 1 ở bệnh nhân nữ giới mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB–IV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi tiến cứu trên 75 bệnh nhân nữ mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB–IV, có đột biến EGFR, điều trị bước 1 thuốc ức chế tyrosin kinase thế hệ 1 tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2019-2021. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng một phần 76%, không có bệnh nhân nào đạt đáp ứng hoàn toàn. Tỷ lệ kiểm soát bệnh 93,3%. Đáp ứng tổn thương não 59,1%. Đáp ứng cao hơn ở nhóm có tác dụng phụ trên da với cả hai thuốc gefitinib và erlotinib (có ý nghĩa thống kê). Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung bình 12,5±0,6 tháng, trung vị 12 tháng. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung vị của hai thuốc gefitinib và erlotinib khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố ảnh hưởng tốt đến thời gian sống thêm bệnh không tiến triển là chỉ số toàn trạng trước điều trị ECOG PS 0-1, đột biến exon 19 và tác dụng phụ trên da (nổi ban, nổi mụn). Độc tính chủ yếu là nổi ban và tiêu chảy, đa số ở độ I và II. Tỷ lệ tạm ngừng điều trị và giảm liều do độc tính thấp (2,7% và 1,3% tương ứng).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249.
2. Zhang YL, Yuan JQ, Wang KF, et al. The prevalence of EGFR mutation in patients with non-small cell lung cancer: a systematic review and meta-analysis. Oncotarget. 2016;7(48):78985-78993.
3. Đỗ Mai Linh, Lê Văn Quảng, Nguyễn Tuyết Mai. Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng thuốc ức chế Tyrosine Kinase, Tạp chí ung thư học Việt Nam. 2017; 3: 86-93.
4. Fukuoka M, Wu YL, Thongprasert S, et al. Biomarker Analyses and Final Overall Survival Results From a Phase III, Randomized, Open-Label, First-Line Study of Gefitinib Versus Carboplatin/Paclitaxel in Clinically Selected Patients With Advanced Non–Small-Cell Lung Cancer in Asia (IPASS). JCO. 2011;29(21):2866-2874.
5. Zhou C, Wu YL, Chen G, et al. Erlotinib versus chemotherapy as first-line treatment for patients with advanced EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (OPTIMAL, CTONG-0802): a multicentre, open-label, randomised, phase 3 study. The Lancet Oncology. 2011;12(8):735-742.
6. Kashima J, Okuma Y, Miwa M et al (2016), Survival of patients with brain metastases from non-small cell lung cancer harboring EGFR mutations treated with epidermal growth factor receptor tyrosine kinase inhibitors, Med Oncol. 33(11), 129.
7. Petrelli F., Borgonovo K., Cabiddu M. et al (2012). Relationship between skin rash and outcome in non-small-cell lung cancer patients treated with anti-EGFR tyrosine kinase inhibitors: a literature-based meta-analysis of 24 trials. Lung Cancer Amst Neth, 78(1), 8-15.
8. Urata Y, Katakami N, Morita S et al. Randomized Phase III Study Comparing Gefitinib With Erlotinib in Patients With Previously Treated Advanced Lung Adenocarcinoma: WJOG 5108L, J Clin Oncol. 2016; 24(27): 3248-57.