NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN CẤP CỨU CÓ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Nguyễn Văn Thuyên 1,, Nguyễn Anh Tuấn2
1 Bệnh viện Thanh Nhàn
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả xử trí và khảo sát một số yếu tố liên quan tới bệnh nhân hạ đường huyết có rối loạn ý thức (RLYT) tại khoa Cấp cứu. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân hạ đường huyết nhập viện điều trị tại Khoa Cấp cứu từ 7/2021 đến 7/2022 có: nồng độ glucose máu tại thời điểm nhập viện <3,0 mmol/l, được xử trí phác đồ cấp cứu hạ đường huyết và theo dõi trong vòng 1 giờ đầu. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,1 ± 13,6 tuổi. Nam giới chiếm 51,28. hạ đường huyết mức độ 3 với 84,62%, mức 2 chiếm 15,38%. Triệu chứng tim đập nhanh thường gặp tỉ lệ 25,64%; vã mồ hôi là 23,08%; run chân tay chiếm 15,38%. Triệu chứng lơ mơ chiếm tỉ lệ cao với 41,03%; 30,77% bệnh nhân có biểu hiện hôn mê. 69,7% bệnh nhân có cải thiện ý thức sau 15 phút đầu xử trí hạ đường huyết cấp cứu; tăng lên 72,73% sau 30 phút và 1 giờ. Bệnh nhân có đường máu dưới 2,7 mmol/l có nguy cơ RLYT gấp 22,5 lần so với nhóm còn lại (95% CI: 1,43 – 355,07; p=0,0013). Kết luận: Đường máu dưới 2,7 mmol/l, tuổi trên 60 và có tình trạng nhiễm trùng đi kèm là các yếu tố làm tăng nguy cơ RLYT ở bệnh nhân HĐH.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Witsch J, Neugebauer H, Flechsenhar J, Jüttler E. Hypoglycemic encephalopathy: a case series and literature review on outcome determination. Journal of neurology. Oct 2012; 259(10):2172-81. doi:10.1007/s00415-012-6480-z
2. Cryer PE. Mechanisms of sympathoadrenal failure and hypoglycemia in diabetes. J Clin Invest. Jun 2006;116(6):1470-3. doi: 10.1172/jci28735
3. Souza CV. Hypoglycemia, Diabetes, and Cardiovascular Events. Diabetes care. 2010;33(6):1389-1394.
4. Nguyễn Minh Tuấn. Khảo sát tình trạng hạ đường huyết và đáp ứng điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 nhập viện cấp cứu. Đại học Y Hà Nội; 2020.
5. Fischer KF, Lees JA, Newman JH. Hypoglycemia in hospitalized patients. New England journal of medicine. 1986;315(20):1245-1250.
6. Kumar JG, Abhilash KP, Saya RP, Tadipaneni N, Bose JM. A retrospective study on epidemiology of hypoglycemia in Emergency Department. Indian journal of endocrinology and metabolism. Jan-Feb 2017;21(1):119-124. doi:10.4103/2230-8210.195993
7. Kotera A, Iwashita S, Irie H, Taniguchi J, Kasaoka S, Kinoshita Y. An analysis of the relationship between Glasgow Coma Scale score and plasma glucose level according to the severity of hypoglycemia. Journal of Intensive Care. 2014/ 01/03 2014;2(1):1. doi:10.1186/2052-0492-2-1
8. Saikawa R, Yamada H, Suzuki D, et al. Risk Factors of Hypoglycemic Encephalopathy and Prolonged Hypoglycemia in Patients With Severe Hypoglycemia. Journal of clinical medicine research. Mar 2019;11(3):213-218. doi: 10.14740/jocmr3728
9. Halawa I, Zelano J, Kumlien E. Hypoglycemia and risk of seizures: A retrospective cross-sectional study. Seizure. 2015/02/01/ 2015;25:147-149. doi:https://doi.org/10.1016/j.seizure.2014.10.005