ĐÁNH GIÁ BỀ DÀY VÁCH XƯƠNG VÀ MÔ NƯỚU MẶT NGOÀI VÙNG RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN: NGHIÊN CỨU TRÊN HÌNH ẢNH CBCT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: xác định bề dày vách xương mặt ngoài, bề dày mô nướu mặt ngoài nhóm răng trước hàm trên của 100 bệnh nhân có chỉ định thực hiện CBCT.Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 100 hình ảnh CBCT thoả mãn các tiêu chí chọn mẫu. Bề dày vách xương mặt ngoài của răng trước hàm trên được đo đạc trong mặt cắt đứng dọc tại các vị trí cách mào xương 1mm (điểm A), 3mm (điểm B), 5mm (điểm C) và tại chóp răng. Bề dày mô nướuchỉ được đo tại điểm A. Kết quả: bề dày vách xương mặt ngoài (mm)tương ứng các răng trước hàm trên như sau: răng cửa giữa: tại A là 0,76 ± 0,24, tại B là 0,69 ± 0,23, tại C là 0,60 ± 0,24, tại chóp răng là 1,63 ± 0,93; răng cửa bên: tại A là 0,79 ± 0,29, tại B là 0,61 ± 0,44, tại C là 0,27 ± 0,31, tại chóp răng là 1,77 ± 0,94; răng nanh: tại A là 0,83 ± 0,39, tại B là 0,71 ± 0,46, tại C là 0,42 ± 0,34, tại chóp răng là 1,60 ± 0,79. Bề dày mô nướu mặt ngoài tại điểm A: răng cửa giữa: 0,76 ± 0,19;răng cửa bên: 0,59 ± 0,19; răng nanh: 0,53 ± 0,19. Kết luận: hầu hết bệnh nhân (84,6%) có vách xương và mô nướu mặt ngoài mỏng hơn 1mm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vách xương mặt ngoài, mô nướu mặt ngoài, CBCT
Tài liệu tham khảo
2. Nowzari H., Molayem S., Chiu C. H. K., Rich S.K. (2012), "Cone beam computedtomographic measurement of maxillary central incisors to determine prevalence of facialalveolar bone width ≥2 mm", Clinical implant dentistry and related research, 14(4),pp.595-602.
3. Januário A. L., Duarte W. R., Barriviera M., Mesti J. C., Araujo M. G., et al. (2011), "Dimension of the facial bone wall in the anterior maxilla: a cone-beam computedtomography study", Clin Oral Implants Res, 22(10), pp.1168-1171.
4. Ghassemian M., Nowzari H., Lajolo C., Verdugo F., Pirronti T., et al. (2012), "Thethickness of facial alveolar bone overlying healthy maxillary anterior teeth", J Periodontol,83(2), pp.187-197.
5. Januario A. L., Barriviera M., Duarte W. R. (2008), "Soft tissue cone-beam computed tomography: a novel method for the measurement of gingival tissue and the dimensions of the dentogingival unit", J Esthet Restor Dent, 20(6), pp.366-373.
6. Zekry A., Wang R., Chau A. C., Lang N.P. (2012), "Facial alveolar bone wall width –a cone-beam computed tomography study in Asians", Clin Oral Implants Res, 25(2),pp.194-206.
7. Grunder U., Gracis S., Capelli M. (2005), "Influence of the 3-D bone-to- implant relationship on esthetics", Int J Periodontics Restorative Dent, 25(2), pp.113-119.
8. Mandelaris G. A., Vence B. S., Rosenfeld A. L., Forbes D. P. (2013), "A classificationsystem for crestal and radicular dentoalveolar bone phenotypes", Int J PeriodonticsRestorative Dent, 33(3), pp.289-296.