TỔNG QUAN VỀ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Nguyễn Văn Khang1,, Phạm Thị Bích Đào2, Trần Văn Tâm3, Ngô Thị Ngọc3, Ngô Thị Ngọc3, Nguyễn Thị Thái Chung3, Bùi Thị Mai 4, Nguyễn Thị Huyền Trang3, Nguyễn Thị Bích 5
1 Bệnh viện lão khoa trung ương
2 Bộ môn Tai mũi họng Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Đại học y Hà Nội
5 Bệnh viện Hoài Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) ở những người cao tuổi thường khó điều trị, mỗi đợt điều trị kéo dài và bệnh hay tái phát vì hay có các bệnh nền như đái tháo đường, suy thận, viêm phế quản mạn, COPD, suy giảm hệ thống miễn dịch… với nguy cơ biến chứng từ những đợt viêm cấp cao hơn. Điều trị VMXMT ở người cao tuổi có nhiều quan điểm nhất là về các quan điểm sử dụng thuốc có chứa corticoid và kháng sinh kéo dài. Để có một cách nhìn tổng quan hơn về các phương pháp điều trị VMXMT ở người cao tuổi, giúp bác sĩ tai mũi họng cân nhắc, đánh giá, đưa ra chỉ định điều trị phù hợp với nhóm người cao tuổi bị viêm mũi xoang mạn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng quan về bệnh lý VMXMT ở người cao tuổi. Kết quả: 36 bài báo đạt tiêu chuẩn nghiên cứu. Điều trị nội khoa kéo dài với kháng sinh liều thấp, an toàn cho thận được ưu tiên sử dụng. Tuổi đóng một vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh, triệu chứng, mức độ nặng và kết quả điều trị VMXMT. Một số yếu tố liên quan: Hệ vi khuẩn mũi xoang ở bệnh nhân trên 65 tuổi đã được phẫu thuật nội soi xoang khác biệt. Nhóm người bệnh trên 65 tuổi thường do Proteus spp. và Pseudomonas aeruginosa. Bệnh kèm hen phế quản, hay do S. aureus, Escherichia coli và Citrobacter spp.Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng ở đối tượng người cao tuổi vẫn nên thực hiện khi có chỉ định. Không có sự khác biệt về tỷ lệ biến chứng khi kiểm soát được các yếu tố nguy cơ (p = 0,89), tuy nhiên tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ tăng hơn ở nhóm cao tuổi. Những yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng ở bệnh nhân cao tuổi khi phẫu thuật nội soi mũi xoang là các bệnh đi kèm chưa được kiểm soát, đặc biệt là đái tháo đường và bệnh thiếu máu cơ tim. SNOT-20 đã cải thiện 64% điểm số triệu chứng sau 3 tháng, cải thiện 73% sau 6 tháng và cải thiện 75% sau 12 tháng, rất ít biến chứng trong phẫu thuật. QoL cải thiện đáng kể sau khi điều trị phẫu thuật (p = 0,001), và có đáp ứng thành công với điều trị tương tự nhóm trẻ tuổi (p = 0,74). Về khả năng tái phát, trong phân tích đa biến không có sự khác biệt giữa nhóm cao tuổi và nhóm trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mahdavinia M, Grammer LC. Chronic rhinosinusitis and age: is the pathogenesis different? Expert Rev Anti Infect Ther. 2013;11(10):1029-1040. doi:10.1586/14787210.2013.839380
2. Zhang Z, Adappa ND, Lautenbach E, et al. The effect of diabetes mellitus on chronic rhinosinusitis and sinus surgery outcome. Int Forum Allergy Rhinol. 2014;4(4):315-320. doi:10.1002/alr.21269
3. Mochizuki E, Matsuura S, Kubota T, et al. Sinobronchial allergic mycosis syndrome in an elderly male. Allergy Asthma Clin Immunol. 2019;15:35. doi:10.1186/s13223-019-0349-y
4. Merrill T, Kanaan A. Managing Chronic Rhinosinusitis with Nasal Polyps in the Elderly: Challenges and Solutions. Clin Interv Aging. 2022;17:685-698. doi:10.2147/CIA.S279765
5. Renteria AE, Mfuna Endam L, Desrosiers M. Do Aging Factors Influence the Clinical Presentation and Management of Chronic Rhinosinusitis? Otolaryngol Head Neck Surg. 2017;156(4):598-605. doi:10.1177/0194599817691258
6. Sohn KH, Song WJ, Park JS, et al. Risk Factors for Acute Exacerbations in Elderly Asthma: What Makes Asthma in Older Adults Distinctive? Allergy Asthma Immunol Res. 2020;12(3):443-453. doi:10.4168/aair.2020.12.3.443
7. Hwang CS, Lee HS, Kim SN, Kim JH, Park DJ, Kim KS. Prevalence and Risk Factors of Chronic Rhinosinusitis in the Elderly Population of Korea. Am J Rhinol Allergy. 2019;33(3):240-246. doi:10.1177/1945892418813822
8. Morse JC, Li P, Ely KA, et al. Chronic rhinosinusitis in elderly patients is associated with an exaggerated neutrophilic proinflammatory response to pathogenic bacteria. J Allergy Clin Immunol. 2019;143(3):990-1002.e6. doi:10.1016/j.jaci.2018.10.056
9. Leszczyńska J, Stryjewska-Makuch G, Ścierski W, Lisowska G. Bacterial Flora of the Nose and Paranasal Sinuses Among Patients Over 65 Years Old with Chronic Rhinosinusitis Who Underwent Endoscopic Sinus Surgery. Clin Interv Aging. 2020;15:207-215. doi:10.2147/CIA.S215917
10. Gardner JR, Campbell JB, Daigle O, King D, Kanaan A. Operative and postoperative outcomes in elderly patients undergoing endoscopic sinus surgery. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2021;278(5):1471-1476. doi:10.1007/s00405-020-06453-2