KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGẮN HẠN TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH HIỂN LỚN MẠN TÍNH BẰNG SÓNG TẦN SỐ RADIO TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Bùi Văn Dũng1,, Nguyễn Trung Anh 1,2, Nguyễn Minh Đức 1, Nguyễn Thùy Liên 1, Bùi Thúc Quang 1,2
1 Bệnh viện lão khoa trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị sóng tần số radio trong suy tĩnh mạch hiển lớn mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng: 50 bệnh nhân (68 chân) được chẩn đoán suy tĩnh mạch hiển lớn mạn tính được điều trị bằng sóng tần số radio (Radio frequency ablation - RFA). Theo dõi sau điều trị một tháng và ba tháng. Kết quả: đánh giá sau điều trị 1 tháng và 3 tháng cho thấy hiệu quả và tỉ lệ thành công cao của điều trị RFA. Về lâm sàng, 100% có cải thiện triệu chứng cơ năng (hết hẳn hoặc giảm mức nặng của triệu chứng); giảm độ lâm sàng trong phân loại CEAP, giảm điểm độ nặng lâm sàng (VCSS) có ý nghĩa thống kê. Về giải phẫu và huyết động, 100% tĩnh mạch được can thiệp đã đóng hoàn toàn, không còn dòng chảy trong lòng mạch. Không có trường hợp nào bị thất bại. Trong và sau điều trị chỉ gặp một số tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như đau khi chọc kim (98,5%), bầm tím trên da (44,1%), tăng sắc tố da (4,4%). Không có biến chứng nặng sau can thiệp. Kết luận: phương pháp điều trị bằng sóng tần số radio là thủ thuật ít xâm lấn, an toàn, hiệu quả cao, nên được áp dụng rộng rãi trong điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kurz X, Kahn SR, Abenhaim L, et al (1999). Chronic venous disorders of the leg: epidemiology, outcomes, diagnosis and management: summary of an evidence-based report of the VEINES task force. Int Angiol, 18(2):83-102
2. Evans CJ (1994). Epidemiology of varicose veins – a review. Int Angiol. 13:263-70.
3. Beebe-Dimmer JL (2005). The epidemiology of chronic venous insufficiency and varicose veins. Ann Epidemiol, 15:175-84
4. Gillet, J.-L., et al (2009). Side – effects and complication of foam sclerotherapy of the great and small saphenous veins: a controlled multicentrer prospective study including 1025 patients. Phlebology, 24(3), pp. 131-138.
5. Đặng Hanh Đệ, (2011). Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Bệnh lý mạch máu cơ bản. Tài liệu dịch, NXB Giáo dục Viêt Nam. Tr. 112-116.
6. Hồ Khánh Đức, Lê Hoàng Văn và cs (2018). Đánh giá kết quả sớm điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần. Tạp chí Y Hoc TP. Hồ Chí Minh, số 2, p. 527 – 532.
7. Lê Duy Thành, Nguyễn Thị Kiều Ly, Lương Hải Đăng (2016). Kết quả điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hội nghị tim mạch toàn quốc 2016
8. Alessandra Puggioni, Manju Kalra, Michele Carmo, et al (2005). Endovenous laser therapy and radiofrequency ablation of the great saphenous vein: analysis of early efficacy and complications. J Vasc Surg, vol. 42(3), p.488-493.
9. Jin HY, Ohe HJ, Hwang JK, et al (2017). Radiofriquency ablation of varicose veins improves venous clinical severity score despite failure of complete closure of the saphenous vein after 1 year. Asian J Surg, vol. 40(1), p. 48-54.
10. Casana R, Tolva VS, Odero A Jr, et al (2018). Three-year follow-up and quality of life of endovenous radiofrequency ablation of the great saphenous vein with the ClosureFast™ procedure: Influence of BMI and CEAP class. Vascular, vol. 26(5), p. 498-508.