ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GHÉP NGÀ RĂNG TỰ THÂN SAU PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH NGẦM

Nguyễn Thanh Nhàn1,, Nguyễn Thị Bích Lý2
1 Đại học y dược TPHCM
2 Đại học Y dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của ghép ngà răng tự thân lên sự cải thiện độ sâu túi và mức mào xương ổ phía xa răng cối lớn thứ 2 kế cận sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với thiết kế nửa miệng được thực hiện trên 13 bệnh nhân có 4 răng khôn có chỉ định nhổ, trong đó hai răng khôn hàm dưới có mức độ khó và độ lệch tương đương nhau. Ở nhóm thử nghiệm, sau khi nhổ, răng khôn hàm trên sẽ được nghiền và xử lý để tạo mô ngà, sau đó ghép vào ổ răng khôn hàm dưới, còn ở nhóm chứng chỉ sử dụng spongel. Độ sâu túi nha chu tại vị trí phía ngoài xa và trong xa răng cối lớn thứ 2 (RCL2) hàm dưới được ghi nhận tại thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1, 3 và 6 tháng. Mức mào xương ổ tính từ mào xương đến đường nối men xê măng mặt xa RCL2 được ghi nhận trên phim quanh chóp tại thời điểm sau phẫu thuật 7 ngày, 3 tháng và 6 tháng. Kết quả: Mức giảm độ sâu túi và sự cải thiện mức mào xương ổ ở nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm chứng ở tất cả các thời điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Ngà răng tự thân là một vật liệu sinh học hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện độ sâu túi và mức mào xương ổ phía xa răng cối lớn thứ 2 sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kugelberg CF, Ahlstrom U, Ericson S, Hugoson A. Periodontal healing after impacted lower third molar surgery. A retrospective study. Int J Oral Surg. 1985:29-40.
2. Khanijou M, Zhang R, Boonsiriseth K, et al. Physicochemical and osteogenic properties of chairside processed tooth derived bone substitute and bone graft materials. Dent Mater J. 2021:173-183.
3. Sánchez-Labrador L, Martín-Ares M, Ortega-Aranegui R, López-Quiles J, Martínez-González JM. Autogenous Dentin Graft in Bone Defects after Lower Third Molar Extraction: A Split-Mouth Clinical Trial. Materials (Basel). 2020:
4. Kuperschlag A, Keršytė G, Kurtzman GM, Horowitz RA. Autogenous Dentin Grafting of Osseous Defects Distal to Mandibular Second Molars After Extraction of Impacted Third Molars. Compend Contin Educ Dent. 2020:76-82; quiz 83.
5. Mazzucchi G, Lollobrigida M, Lamazza L, et al. Autologous Dentin Graft after Impacted Mandibular Third Molar Extraction to Prevent Periodontal Pocket Formation-A Split-Mouth Pilot Study. Materials (Basel). 2022:
6. Mohammed Nadershah, Zahid TM. Use of Autogenous Dentin Graft in Mandibular Third Molar Extraction Sockets: A Split-Mouth Randomized Double-Blind Study. International Journal of Pharmaceutical Research & Allied Sciences. 2019:73-79.