ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH PHỔI MÔ KẼ LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ BỆNH CỦA TỔ CHỨC LIÊN KẾT

Đào Phương Thúy 1,, Phan Thu Phương1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh phổi mô kẽ liên quan đến một số bệnh của tổ chức liên kết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp tiến cứu 102 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ có bệnh mô liên kết tại trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2021 đến tháng 8/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 57.29±11.55, trên 55 tuổi (65.7%), trong đó nữ chiếm 69.6%, tỉ lệ nữ/nam là 2.29/1. Khó thở (90,2%) và Ho đờm (44,1%) là triệu chứng cơ năng chiếm tỷ lệ cao nhất. Rale nổ (85,3%) là triệu chứng thực thể tại phổi gặp nhiều nhất. Triệu chứng thực thể ngoài hô hấp thường gặp nhất là Đau khớp (48%). Thiếu máu chiếm 44.1%, chủ yếu thiếu máu đẳng sắc (39.2%), nồng độ huyết sắc tố trung bình là 121.64±19.735 g/l. Giá trị CK trung bình là 323±603.89 U/L, 27 trường hợp tăng CK (30.34%). Giá trị RF trung bình là 36.773±74.99 IU/mL, 30 trường hợp tăng RF (37.04%). Nồng độ CRP hs trung bình là 6.352±7.723 mg/dl. Nồng độ Ferritin trung bình là 1401±1588 ng/ml. Áp lực động mạch phổi có giá trị trung bình 40.32±17.358 mmHg cao hơn so với bình thường, chủ yếu tăng ALĐMP nhẹ (61.2%). Giá trị trung bình %FVC so với trị số lý thuyết là 60.71±15.437 giảm so với bình thường, chủ yếu là rối loạn thông khí hạn chế (80%). Tổn thương trên HRCT cơ bản thường gặp nhất là kính mờ (69.6%) và giãn phế quản co kéo (52.9%). Hình thái tổn thương thường gặp nhất là OP (21.6%) và NSIP (19.6%) với đặc điểm phân bố đều hai bên, ưu thế ngoại vi, thùy dưới của phổi. Bệnh lý mô liên kết hay gặp nhất là Viêm đa cơ/viêm da cơ (39.3%), tiếp đến là Xơ cứng bì (20.6%), hội chứng chồng lấp và mô liên kết hỗn hợp (20.6%), chiếm tỉ lệ thấp hơn là Lupus ban đỏ hệ thống và Viêm khớp dạng thấp. Kết luận: CTD-ILD rất đa dạng về triệu chứng, hình thái tổn thương trên HRCT, diễn biến và tiên lượng. Có nhiều trường hợp ILD xuất hiện đầu tiên hoặc là biểu hiện duy nhất của CTD, chẩn đoán CTD-ILD trong những trường hợp này còn gặp nhiều khó khăn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Karakatsani A, Papakosta D, Rapti A, et al. Epidemiology of interstitial lung diseases in Greece. Respir Med. 2009;103(8):1122-1129. doi:10.1016/j.rmed.2009.03.001
2. Alhamad EH. Interstitial lung diseases in Saudi Arabia: A single-center study. Ann Thorac Med. 2013;8(1):33-37. doi:10.4103/1817-1737.105717
3. Dhooria S, Agarwal R, Sehgal IS, et al. Spectrum of interstitial lung diseases at a tertiary center in a developing country: A study of 803 subjects. PLoS ONE. 2018;13(2):e0191938. doi:10.1371/journal.pone.0191938
4. Gono T, Kawaguchi Y, Hara M, et al. Increased ferritin predicts development and severity of acute interstitial lung disease as a complication of dermatomyositis. Rheumatol Oxf Engl. 2010;49(7):1354-1360. doi:10.1093/rheumatology/keq073
5. Outcomes of Treatment of Pulmonary Arterial Hypertension in Patients with Intersitial Lung Disease | C42. SEARCHIN’ FOR A CURE: NEW ILD TREATMENTS. Am Thorac Soc Int Conf Meet Abstr Am Thorac Soc Int Conf Meet Abstr. Accessed October 25, 2022. https:// www.atsjournals.org/doi/epdf/10.1164/ajrccm-conference.2015.191.1_MeetingAbstracts.A4404
6. Martinez-Pitre PJ, Sabbula BR, Cascella M. Restrictive Lung Disease. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2022. Accessed October 25, 2022. http:// www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560880/
7. Shao T, Shi X, Yang S, et al. Interstitial Lung Disease in Connective Tissue Disease: A Common Lesion With Heterogeneous Mechanisms and Treatment Considerations. Front Immunol. 2021;12:684699. doi:10.3389/fimmu.2021.684699
8. Li H, Xiong Z, Liu J, Li Y, Zhou B. [Manifestations of the connective tissue associated interstitial lung disease under high resolution computed tomography]. Zhong Nan Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban. 2017;42(8):934-939. doi:10.11817/j.issn.1672-7347.2017.08.010