ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG KHỚP VAI TRƯỚC VÀ SAU CẤY MÁY TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN TẠI VIỆN TIM MẠCH – BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Đậu Thị Hằng 1,2, Phạm Trần Linh 2,, Đỗ Đào Vũ 1,3, Dương Thị Khương 2, Viên Hoàng Long 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện tim mạch Việt Nam Bệnh viện Bạch Mai
3 Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Một số biến chứng thường gặp sau cấy máy tạo nhịp là đau vai và giảm vận động và chức năng khớp vai trong những năm đầu tiên có thể gây mất khả năng vận động đối với người sau cấy máy tạo nhịp tim. Mục tiêu: Đánh giá chức năng vận động khớp vai trước và sau cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại viện tim mạch- Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 51 bệnh nhân cấy máy tạo nhịp tim tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2021 đến tháng 10/ 2022.  Đánh giá chức năng khớp vai trước và sau cấy máy tạo nhịp tim thông qua các thông số nghiên cứu thang điểm đau VAS, thang điểm đo giảm chức năng cánh tay, vai và bà tay (QuickDASH), và góc đo tầm vận động khớp vai gồm góc dạng vai và gấp vai. Kết quả: 51 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình 62,58 ± 11,34 tuổi, trong đó nam chiếm 52,9 %. Sau cấy máy tạo nhịp 5 tuần:  thang điểm đau VAS 3,16 ± 2,69 tăng so với trước cấy máy 0,20  ± 0,14 với P = 0,000, thang điểm Quick DASH 32,39 ± 25,48 tăng so với trước cấy máy tạo nhịp tim 0,67 ± 1,76 với P = 0,000. Góc đo tầm vận động của khớp vai  giảm đáng kể sau cấy máy tạo nhịp tim 5 tuần với góc gấp sau cấy máy  136,51 ± 26,890 so với trước cấy 161,00 ± 4,280 với P = 0,000, góc dạng sau cấy máy tạo 134,59 ± 28,020 so với trước cấy máy 160,59 ± 4,660 với P = 0,000.  Kết luận: Sau cấy máy tạo nhịp tim 5 tuần các tỷ lệ đau khớp vai tăng lên, các điểm chức năng QuickDASH tăng và góc đo tầm vận động khớp vai .gồm góc gấp và góc dạng giảm đáng kể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Raatikainen MJP, Arnar DO, Merkely B, et al. A Decade of Information on the Use of Cardiac Implantable Electronic Devices and Interventional Electrophysiological Procedures in the European Society of Cardiology Countries: 2017 Report from the European Heart Rhythm Association. Europace. 2017;19(suppl_2):ii1-ii90. doi:10.1093/europace/eux258.
2. Nguyễn Sỹ Huyên và cộng sự. Máy tạo nhịp cơ bản và thực hành. Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 1994.
3. Bailey SM, Wilkoff BL. Complications of pacemakers and defibrillators in the elderly. The American journal of geriatric cardiology. 2006;15(2):102-107.
4. Nguyễn Thị Hiền. Tìm hiểu một số biến chứng sớm của thủ thuật cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn và những yếu tố có liên quan đến các biến chứng đó. Luận văn thạc sĩ y học; Đại học Y Hà Nội; 2020
5. Daniels JD, Sun S, Zafereo J, et al. Preventing shoulder pain after cardiac rhythm management device implantation: a randomized, controlled study. Pacing Clin Electrophysiol. 2011;34(6):672-678.
6. Wongcharoen W, Petvipusit W, Prasertwitayakij N, et al. Effect of early pendulum exercise on shoulder function after cardiac rhythm management device implantation. J Interv Card Electrophysiol. 2019;55(3):343-347.
7. Findikoglu G, Yildiz BS, Sanlialp M, et al. Limitation of motion and shoulder disabilities in patients with cardiac implantable electronic devices. Int J Rehabil Res. 2015;38(4):287-293.