ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU MẠN TÍNH BẰNG VẠT WIDMAN CẢI TIẾN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Lê Nguyên Lâm 1,, Phạm Thúy Duyên 1
1 Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vạt Widman cải tiến (Ramfjord và Nissle, 1974) được thiết kế  để hỗ trợ loại bỏ biểu mô lót túi nướu làm giảm chiều  sâu túi nướu bằng cách cắt bỏ một vành mô của đường viền nướu. Việc bộc lộ bề mặt chân răng được giảm thiểu, khắc phục được tình trạng tụt nướu sau điều trị so với các loại vạt khác, ít xuất hiện tình trạng nhạy cảm ngà và giảm sâu bề mặt chân răng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị viêm nha chu mạn tính bằng vạt Widman cải tiến. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Bệnh nhân bị viêm nha chu mạn tính đến khám và điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt thuộc bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 06/2018 đến 04/2020. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm nha chu mạn tính (theo Flemming 1999), có sức khỏe toàn thân tốt, không có chống chỉ định phẫu thuật, tuổi >18. Sau điều trị khởi đầu, có ít nhất một tổn thương mô nâng đỡ quanh răng với biểu hiện nướu viêm và chảy máu khi thăm dò, có túi nha chu sâu ≥5 mm, mất bám dính lâm sàng ≥3 mm, có hình ảnh tổn thương xương ổ răng rõ trên phim X quang. Đồng ý tham gia nghiên cứu.  Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, kết hợp can thiệp không nhóm chứng. Cỡ mẫu: Điều trị 216 răng ở 90 bệnh nhân, độ tuổi từ 19 đến 85 tuổi.  Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Mức giảm độ sâu túi nha chu trung bình là 1,25 mm sau 3 tháng và 1,86mm sau 6 tháng. Mức phục hồi bám dính trung bình sau 3 tháng là 1,14mm và sau 6 tháng là 1,78mm. Những sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm đánh giá. Mức tụt nướu viền ở các nhóm độ sâu túi khác nhau có sự thay đổi với giá trị trước điều trị trung bình là 1,25mm, sau 3 tháng điều trị phẫu thuật thì mức tụt nướu là 1,35mm, sau 6 tháng là 1,41m, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê. Mức giảm độ sâu túi đạt kết quả tốt sau 3 tháng điều trị là 92 răng    chiếm 42,6% và tăng lên 131 răng (60,6%) sau 6 tháng. Mức phục hồi bám dính lâm sàng cũng tăng lên từ 63 (29,2%) ở thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật đến 117 răng (54,1%) sau 6 tháng điều trị. Kết luận: Điều trị viêm nha chu bằng kỹ thuật vạt Widman cải tiến đã mang lại kết quả rất tốt như giảm độ sâu túi nha chu, phục hồi bám dính và có những thay đổi của các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Tiến Công (2009), "Nghiên cứu lâm sàng, X-quang kết quả điều trị viêm quanh răng mạn tính bằng kỹ thuật vạt cải tiến", Tạp chí Y học thực hành, 11 (687), 40-43.
2. Trần Yến Nga (2018), "Điều trị phẫu thuật túi nha chu tồn tại", Cập nhật nha khoa - Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 23, 57-61.
3. Nguyễn Đức Thắng (2004), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật viêm quanh răng bằng ghép bột xương đồng loại đông khô khử khoáng, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Aljateeli M., Koticha T., Bashutski J., et al. (2014), "Surgical periodontal therapy with and without initial scaling and root planing in the management of chronic periodontitis: a randomized clinical trial", Journal of Clinical Periodontology, 41 (7), 693-700.
5. Carra M., Detzen L., et al. (2020), "Promoting behavioural changes to improve oral hygiene in patients with periodontal diseases: A systematic review", Journal of Clinical Periodontology, 47, 72– 89.
6. Graziani F., Karapetsa D., et al. (2017), "Nonsurgical and surgical treatment of periodontitis: how many options for one disease?", Periodontol 2000, 75 (1), 152-188.
7. Lamont T., Worthington H., et al. (2018), "Routine scale and polish for periodontal health in adults", Cochrane database of systematic reviews, 12 (12), 1-57.
8. Pihlstrom B., McHugh R., et al. (1983), "Comparison of surgical and nonsurgical treatment of periodontal disease. A review of current studies and additional results after 61/2 years", Journal of Clinical Periodontology, 10 (5), 524-541.
9. Sanz-Martin I., Cha J., et al. (2019), "Long-term assessment of periodontal disease progression after surgical or non-Surgical treatment: a systematic review", Journal of Periodontal and Implant Science, 49 (2), 60-75.