ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG HÌNH ẢNH TRỰC QUAN ĐẾN TỶ LỆ VIÊM LỢI, TÌNH TRẠNG MẢNG BÁM CỦA PHỤ NỮ MANG THAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện trên 126 đối tượng là nữ mang thai trong thai kỳ II (từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 24 thai kỳ) có tiền sử khỏe mạnh và thai và thai kỳ bình thường đến khám thai thai tại Bệnh viện Phương Đông từ 01/08/2021 đến tháng 28/02/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% đối tượng nghiên cứu đều mắc viêm lợi với các mức độ khác nhau. Tỉ lệ viêm lợi trung bình ở mức cao nhất 82/126 (65,1%), viêm lợi nặng chiếm 30,2%, viêm lợi nhẹ chiếm 4,8%. Tỷ lệ mức độ viêm lợi không liên quan rõ ràng với số lần mang thai, tuổi của PNMT và tuổi thai. Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều có chỉ số mảng bám QHI nằm ở mức trung bình và kém. Việc sử dụng các hình ảnh trực quan không có tác động nhiều tới mức độ chảy máu lợi và tình trạng viêm lợi, tình trạng mảng bám của đối tượng. Phổ biến trong cộng đồng khi phụ nữ mang thai có bệnh nha chu mạnh dạn đi điều trị mà không sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm lợi, mảng bám, phụ nữ mang thai, hình ảnh trực quan
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Tử Hùng, Phan Thị Kim Tuyết (2008), "Tình trạng nha chu của phụ nữ mang thai – nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy- Tiên Giang năm 2006", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học răng hàm mặt.
3. Kim A Boggess, James D Beck, Amy P Murtha, et al. (2006), "Maternal periodontal disease in early pregnancy and risk for a small-for-gestational-age infant", 194(5), p. 1316-1322.
4. Lê Bảo Trâm (2009), Khảo sát tình trang bện quanh răng, kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu điều trị ở phụ nữ mang thai, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Thiền và Trần Tấn Tài (2018), "Thực trạng bệnh nha chu, kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu điều trị ở phụ nữ mang thai", Tạp chí Y Dược học-Trường Đại học Y Dược Huế.