CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI HỆ THỐNG Y TẾ VINMEC

Hoàng Ngọc Khánh 1,, Nguyễn Thị Hoa Huyền 2, Hoàng Lan Vân 2, Nguyễn Văn Đạt 1
1 Bệnh viện Vinmec TimesCity
2 Đại học VinUni

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 01/2022 – tháng 10 năm 2022 trên 319 điều dưỡng làm việc trực tiếp tại các khoa lâm sàng tại chuỗi bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec với mục tiêu mô tả thực trạng và stress, chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Nghiên cứu sử dụng 3 bộ câu hỏi tự điền PSQI xác định tình trạng chất lượng giấc ngủ, Subscale Stress DASS 21 nhằm xác định tỷ lệ Stress và ENSS xác định các yếu tố liên quan đến Stress nghề nghiệp ở điều đưỡng tại hệ thống y tế Vinmec. Kết quả của nghiên cứu cho thấy 197 điều dưỡng (62%) có chất lượng giấc ngủ kém, nhóm có chất lượng giấc ngủ kém PSQI > 5 có nguy cơ căng thẳng liên quan đến nghề nghiệp cao hơn nhóm có chất lượng giấc ngủ bình thường PSQI < 5 với điểm ENSS trung bình (độ lệch chuẩn) lần lượt là: 1,7 (0,46) và 1,5 (0,47). Mô hình hồi quy Logistic chất lượng giấc ngủ kém của điều dưỡng kết quả cho thấy điều dưỡng có tăng 1 điểm nguy cơ stress liên quan đến nghề nghiệp sẽ tăng nguy cơ có chất lượng giấc ngủ kém là 1.92 lần (OR: 1.92; 95% CI: 1.07 – 3.47; p = 0.029). Điều dưỡng có hiện diện tình trạng căng thẳng sẽ có nguy cơ có chất lượng giấc ngủ kém cao gấp hơn 3.51 lần so với nhóm điều dưỡng không có căng thẳng (OR: 3.51; 95% CI: 1.75 – 7.03; p < 0.001), Hosmer-Lemeshow test = 0.482. Nghiên cứu khuyến nghị cần có các chương trình, chiến lược hỗ trợ về tâm lý và tinh thần cho các điều dưỡng trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, các chương trình liên quan đến vệ sinh giấc ngủ nên được tiến hành rộng rãi để từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ cho điều dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Beebe D, Chang JJ, Kress K, Mattfeldt-Beman M. Diet quality and sleep quality among day and night shift nurses. J Nurs Manag. Oct 2017;25(7):549-557. doi:10.1111/jonm.12492
2. Cho E, Chin DL, Kim S, Hong O. The Relationships of Nurse Staffing Level and Work Environment With Patient Adverse Events. J Nurs Scholarsh. Jan 2016;48(1):74-82. doi:10.1111/ jnu.12183
3. Deng X, Liu X, Fang R. Evaluation of the correlation between job stress and sleep quality in community nurses. Medicine (Baltimore). Jan 2020; 99(4):e18822. doi:10.1097/md.0000000000018822
4. Grossi G, Perski A, Osika W, Savic I. Stress-related exhaustion disorder--clinical manifestation of burnout? A review of assessment methods, sleep impairments, cognitive disturbances, and neuro-biological and physiological changes in clinical burnout. Scand J Psychol. Dec 2015;56(6):626-36. doi:10.1111/sjop.12251
5. Kunaviktikul W, Wichaikhum O, Nantsupawat A, et al. Nurses' extended work hours: Patient, nurse and organizational outcomes. Int Nurs Rev. Sep 2015;62(3):386-93. doi:10.1111/inr.12195
6. Li B, Li Z, Wan Q. Effects of work practice environment, work engagement and work pressure on turnover intention among community health nurses: Mediated moderation model. J Adv Nurs. Dec 2019;75(12):3485-3494. doi:10.1111/ jan. 14130
7. McDowall K, Murphy E, Anderson K. The impact of shift work on sleep quality among nurses. Occup Med (Lond). Dec 2 2017; 67(8): 621-625. doi:10.1093/occmed/kqx152
8. Trần Thị Thanh Hương. Chất lượng giấc ngủ bằng điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2014. Tạp chí y học dự phòng. 2014;(Tập XXV, số 6(166) 2015)