MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN CÓ BƯỚU NHÂN TUYẾN GIÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Phạm Tiến Đạt 1, Nguyễn Thị Thanh Thủy2, Đỗ Đình Tùng3,4,
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
2 Bệnh viện Hữu Nghị - Việt Xô
3 Học viện Quân y
4 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có bướu nhân tuyến giáp (BNTG) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình là cở sở để giúp cho các bệnh nhân BNTG được khám phát hiện sớm và kịp thời. Lựa chọn 318 bệnh nhân với độ tuổi trung bình 51,13 ± 14,928 cho thấy: Bệnh nhân nữ chiếm đa số với 89%, tỷ lệ nữ /nam là 8/1 và 81% bệnh nhân gặp ở độ tuổi 31-60 tuổi; 65,4% bệnh nhân phát hiện BNTG do tình cờ. Có 176 bệnh nhân chiếm 55,3% sờ thấy nhân tuyến giáp trên khám lâm sàng, trong đó sờ thấy nhân tuyến giáp bướu đơn nhân chiếm 57,4%, phần lớn là nhân có mật độ mềm chiếm 68,2%. Đa số BNTG không đau 98,9%, không có dấu hiệu viêm 98,9%, không có dấu hiệu chèn ép 85,3%, 100% di động theo nhịp nuốt. Trong 318 bệnh nhân chỉ có 6,6% có hạch cổ, 2,8% có khàn giọng. Đa số BNTG kích thước <20 mm chiếm 43,5%, chủ yếu là bướu đa nhân chiếm 77%. Trên siêu âm nhân đặc chiếm 40,9% trong đó chủ yếu là nhân giảm âm chiếm 70,7%. Kết quả tế bào học cho thấy 89,3% là nhân lành tính (nhân giáp keo chiếm 72,2%), 6% nhân ác tính (ung thư biểu mô thể nhú chiếm 94,7%) và 4,7% nhân nghi ngờ ác tính. Kết luận: Bệnh đa số gặp ở phụ nữ, tỷ lệ nữ/nam là 8/1; gặp ở lứa tuổi trung niên; số bệnh nhân được phát hiện tình cờ. Số lượng bướu đa nhân cao hơn bướu đơn nhân. Nhân đặc chiếm phần lớn trong đó đa số tế bào học ác tính là nhân đặc giảm âm. Trên siêu âm nhân đường kính < 2cm chiếm đa số. Kết quả chọc hút tế bào học chủ yếu là lành tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Tuyến (2011). Nghiên Cứu Đặc Điểm Tế Bào Học và Mô Bệnh Học Ung Thư Biểu Mô Tuyến Giáp. Đại Học Y Hà Nội. Luận văn thạc sỹ y học.
2. Nguyễn Xuân Phong (2011). Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng và Một Số Xét Nghiệm Trong Ung Thư Biểu Mô Tuyến Giáp. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Hải Yến (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu nhân tuyến giáp.
4. Gandolfi PP, Frisina A, Raffa M, et al. (2004). The incidence of thyroid carcinoma in multinodular goiter: retrospective analysis. Acta Biomed. 75(2):114-117.
5. Trịnh Văn Tuấn (2014). Nghiên Cứu Bướu Nhân Tuyến Giáp ở Những Người Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám Bệnh Theo Yêu Cầu Bệnh Viện Bạch Mai. Trường đại học Y Hà Nội: Luận văn Thạc sỹ Y học.
6. Marwaha RK, Tandon N, Ganie MA, et al. (2018). Status of thyroid function in Indian adults: two decades after universal salt iodization. J Assoc Physicians India; 60: 32-36.
7. Trần Xuân Bách (2006). Nghiên Cứu Chẩn Đoán và Bước Đầu Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật u Lành Tính Tuyến Giáp. Trường đại học Y Hà Nội: Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú.
8. Vũ Bích Nga (2012). Đặc Điểm Bướu Nhân Tuyến Giáp qua Chọc Hút Tế Bào Bằng Kim Nhỏ Dưới Hướng Dẫn Siêu Âm. Trường đại học Y Hà Nội.