TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH NĂM 2021

Đậu Đức Bảo 1,, Hồ Thị Kim Thanh 1, Trần Khánh Toàn 1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh tăng huyết áp (THA) và mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở người cao tuổi trong cộng đồng tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 673 người từ 60 tuổi tại 4 xã của huyện Yên Khánh năm 2021 theo phương pháp WHO STEPwise. Kết quả: Tỷ lệ mắc THA ở người cao tuổi là 70,4%; trong đó 28,3% mới được phát hiện lần đầu. Trong số những người đã biết mắc THA, có 18,6% chưa được điều trị, 57% được điều trị nhưng chưa kiểm soát được huyết áp. Tỷ lệ mắc THA tương đương nhau giữa nam và nữ (71,3% và 69,6%) và tăng dần theo độ tuổi từ (63,7% ở độ tuổi 60-69 lên 78,3% ở độ tuổi ³80). Nguy cơ mắc THA tăng ở người thừa cân béo phì (OR=1,85; 95%CI: 1,69-2,64) và người mắc đái tháo đường (OR=3,62; 95%CI: 1,95-6,72). Kết luận: NCT có tỷ lệ mắc THA cao, có liên quan với tuổi, thừa cân béo phì và mắc đái tháo đường. Cần nâng cao nhận thức về bệnh THA, kiểm soát cân nặng, dự phòng và kiểm soát ĐTĐ để giảm tỷ lệ mắc THA ở NCT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Nhóm Đối tác Y tế. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) 2016: Hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam. Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, 2018.
2. Võ Văn Thắng, Vỡ Nữ Hồng Đức, Lương Thanh Bảo Yến và cộng sự. Đánh giá tình trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;498(2):35-39.
3. Lê Hoài Thu. Thực trạng bệnh tăng huyết áp, hành vi, đặc điểm nhân trắc học và quản lý bệnh tại cộng đồng ở người cao tuổi tại Thái Nguyên năm 2019. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2020.
4. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Huỳnh Văn Minh và cộng sự. Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015 – 2016. Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II, Hà Nội, 2016.
5. Anandita Kulkarni, Anurag Mehta, Eugene Yang, Biljana Parapid. Older Adults and Hypertension: Beyond the 2017 Guideline for Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults. American College of Cardiology. 2020.
6. Hanif AAM, Shamim AA, Hossain MM, et al. Gender-specific prevalence and associated factors of hypertension among elderly Bangladeshi people: findings from a nationally representative cross-sectional survey. BMJ Open. 2021; 11(1):e038326.
7. Korinek K, Teerawichitchainan B, Zimmer Z, et al. Design and measurement in a study of war exposure, health, and aging: protocol for the Vietnam health and aging study. BMC Public Health. Oct 23 2019;19(1):1351. doi: 10.1186/ s12889-019-7680-6.
8. Méndez-Chacón E, Santamaría-Ulloa C, Rosero-Bixby L. Factors associated with hypertension prevalence, unawareness and treatment among Costa Rican elderly. BMC Public Health, 2008;8:275.
9. Mills KT, Bundy JD, Kelly TN, Reed JE, Kearney PM, Reynolds K, et al. Global disparities of hypertension prevalence and control: a systematic analysis of population-based studies from 90 countries. Circulation. 2016;134:441–50.
10. Muli S, Meisinger C, Heier M, Thorand B, Peters A, Amann U. Prevalence, awareness, treatment, and control of hypertension in older people: results from the population-based KORA-age 1 study. BMC Public Health. Jul 2 2020; 20(1):1049. doi:10.1186/s12889-020-09165-8.