THIỂU CƠ Ở NGƯỜI BỆNH CA O TUỔI THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT

Vũ Thị Huyền1,, Trần Viết Lực 1,2, Nguyễn Ngọc Tâm 1,2, Nguyễn Trung Anh 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện lão khoa trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thiểu cơ và thoái hóa khớp gối là hai bệnh phổ biến liên quan đến quá trình lão hóa, gây suy giảm chức năng và sự độc lập ở người cao tuổi. Mục tiêu: xác định tỷ lệ thiểu cơ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan với thiểu cơ ở người bệnh cao tuổi thoái hóa khớp gối nguyên phát (THKGNP). Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 112 bệnh nhân THKGNP ≥ 60 tuổi khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2022. Giai đoạn thoái hóa khớp gối được đánh giá bằng Xquang khớp gối (theo phân độ Kellgren/Lawrence-K/L) và chẩn đoán theo tiêu chuẩn của hội Thấp khớp học Hoa Kì năm 1987. Khối lượng cơ xương được đánh giá bằng phân tích trở kháng điện sinh học (BIA, máy Inbody 770) và chẩn đoán thiểu cơ dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội Thiểu cơ Châu Á. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là 1/4; Tuổi trung bình là 74,71 ± 9,48 (năm); Tỉ lệ thiểu cơ là 51,79% (trong đó tỉ lệ thiểu cơ nặng là 35,71%). Thiểu cơ có liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 18,50 kg/m2 với p <0,01. Kết luận: Hơn một nửa số bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát mắc thiểu cơ. Phát hiện sớm thiểu cơ cần được ưu tiên ở nhóm người bệnh cao tuổi thoái hóa khớp gối nguyên phát có BMI < 18,50 kg/m2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen L.-K., Woo J., Assantachai P., et al. (2020). Asian Working Group for Sarcopenia: 2019 Consensus Update on Sarcopenia Diagnosis and Treatment. J Am Med Dir Assoc, 21(3), 300-307.e2.
2. Mayhew A.J., Amog K., Phillips S., et al. (2019). The prevalence of sarcopenia in community-dwelling older adults, an exploration of differences between studies and within definitions: a systematic review and meta-analyses. Age Ageing, 48(1), 48–56.
3. Aslan S.G., Saraçoğlu M., Genç H., et al. (2018). SAT0577 Evalatuion of sarcopenia multidimensionally in patients with knee osteoarthritis. Ann Rheum Dis, 77(Suppl 2), 1142–1143.
4. Altman R.D. (1987). Criteria for the classification of osteoarthritis of the knee and hip. Scand J Rheumatol Suppl, 65, 31–39.
5. Kim H.-T., Kim H.-J., Ahn H.-Y., et al. (2016). An analysis of age-related loss of skeletal muscle mass and its significance on osteoarthritis in a Korean population. Korean J Intern Med, 31(3), 585–593.
6. Kohn M.D., Sassoon A.A., and Fernando N.D. (2016). Classifications in Brief: Kellgren-Lawrence Classification of Osteoarthritis. Clin Orthop, 474(8), 1886–1893.
7. Lee S.Y., Ro H.J., Chung S.G., et al. (2016). Low Skeletal Muscle Mass in the Lower Limbs Is Independently Associated to Knee Osteoarthritis. PloS One, 11(11), e0166385.
8. Srikanth V.K., Fryer J.L., Zhai G., et al. (2005). A meta-analysis of sex differences prevalence, incidence and severity of osteoarthritis. Osteoarthritis Cartilage, 13(9), 769–781.