KHẢO SÁT TỶ LỆ GEN KHÁNG COLISTIN (MCR) Ở CÁC VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT THƯỜNG GẶP PHÂN LẬP TỪ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI BẰNG KỸ THUẬT MULITIPLEX PCR

Phạm Quốc Đô1, Lê Hữu Dũng2, Nguyễn Thị Thanh Mai3, Lê Thị Nga4, Nguyễn Thị Thanh Hà 1, Lê Văn Chương5,
1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Đại học Quốc tế Hồng Bàng
4 Viện y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
5 Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem đang gia tăng trên toàn cầu khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Colistin được coi là kháng sinh cứu cánh cuối cùng thường sử dụng phối hợp nhằm tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, việc phát hiện các plasmid có khả năng di truyền ngang kháng colistin (MCR) dẫn đến nguy cơ lây lan gen kháng nhanh chóng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân lập và nuôi cấy 119 chủng vi khuẩn đường ruột thường gặp từ phân, đất và nước thải tại 10 trang trại chăn nuôi Lợn và Gà miền Nam Việt Nam nhằm khảo sát tỷ lệ gen MCR bằng kỹ thuật multiplex PCR với mồi tự thiết kế phát hiện cùng lúc 7 biến thể khác nhau của gen này. Kết quả: Tỉ lệ vi khuẩn đường ruột mang gen MCR là 34,5%, trong đó E. coli 23,5%, K. pneumoniae 9,2%, Enterobacter spp. và  Salmonella spp. chiếm 1,8%, chưa tìm thấy gen kháng ở Serratia marcescens, Citrobacter spp. Hơn  97,5% gen MCR-1, có 1 chủng mang 2 gen MCR-1 và MCR-3. Kết luận: Điều này cho thấy, trong môi trường từ các cơ sở chăn nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp, MCR tồn tại trong nhiều loài vi khuẩn khác nhau với 2 gen phổ biến là MCR-1 và MCR-3. Đây có thể được xem là nguồn chứa lớn các gen kháng colistin ít được quan tâm, có thể gây ra mối nguy tiềm tàng đối với sức khỏe con người.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Falagas M. E., Karageorgopoulos D. E., Nordmann P. Therapeutic options for infections with Enterobacteriaceae producing carbapenem-hydrolyzing enzymes. Future Microbiol. 2011 Jun; pp. 653-66.
2. Liu Y. Y., Wang Y., Walsh T. R., et al., ‘Emergence of plasmid-mediated colistin resistance mechanism MCR-1 in animals and human beings in China: A microbiological and molecular biological study’, Lancet Infect. Dis., vol. 16, no. 2, Feb. 2016, pp. 161–168.
3. Meletis G., Skoura L., ‘Polymyxin Resistance Mechanisms: From Intrinsic Resistance to Mcr Genes’, Recent Pat. Antiinfect. Drug Discov., vol. 13, no. 3, Nov. 2018, pp. 198–206.
4. Kempf I., Fleury M. A., Drider D., et al., ‘What do we know about resistance to colistin in Enterobacteriaceae in avian and pig production in Europe?’, International Journal of Antimicrobial Agents, vol. 42, no. 5. Nov. 2013, pp. 379–383.
5. Wang Z., Fu Y., Schwarz S., et al., ‘Genetic environment of colistin resistance genes mcr-1 and mcr-3 in Escherichia coli from one pig farm in China’, Vet. Microbiol., vol. 230, no. December 2018, pp. 56–61.
6. Chuong L.V., Prachayasittikul V., Ayudhya C.I.N., et al., ‘Multiplex PCR scheme for variant plasmid mediated class C β-lactamase typing’, J. Clin. Lab. Anal., vol. 32, no. 3, Mar. 2018, p. e22298.
7. Huang X., Yu L., Chen X., et al., ‘High Prevalence of Colistin Resistance and mcr-1 Gene in Escherichia coli Isolated from Food Animals in China’, Front. Microbiol., vol. 8, no. 4, Apr. 2017, doi: 10.3389/FMICB.2017.00562.
8. Malhotra-Kumar S., Xavier B. B., Das A.J ., et al., ‘Colistin resistance gene mcr-1 harboured on a multidrug resistant plasmid’, Lancet Infect. Dis., vol. 16, no. 3, Mar. 2016, pp. 283–284.