HIỆN TƯỢNG KHÔNG CÓ DÒNG CHẢY SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH TIÊN PHÁT

Châu Thuận Thành 1,, Nguyễn Trượng Nghĩa2, Trần Nguyễn Phương Hải 2, Nguyễn Trung Hậu 2
1 Đại học y dược TPHCM
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện tượng không có dòng chảy là một trong những biến chứng quan trọng và làm tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên sau khi được can thiệp tiên phát. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố tiên đoán hiện tượng không có dòng chảy ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp tiên phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 238 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp tiên phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022. Kết quả: Tỉ lệ xảy ra hiện tượng không có dòng chảy là 17,6%. Các yếu tố tiên đoán hiện tượng không có dòng chảy là: Gánh nặng huyết khối ≥ 4 (OR = 10,37, CI 95% 3,27 – 32,83, p < 0,001), Killip 3-4 lúc nhập viện (OR = 8,17, CI 95% 1,3 – 51,5, p = 0,025), thời gian bị NMCT > 12 giờ (OR = 4,37, CI 95% 1,54-12,37, p = 0,005), chiều dài sang thương (OR = 1,12, CI 95% 1,02-1,22, p = 0,016). Kết luận: Tỉ lệ xảy hiện tượng không có dòng chảy sau can thiệp tiên phát còn cao (17,6%), các yếu tố tiên đoán hiện tượng này: gánh nặng huyết khối, Killip lúc nhập viện, thời gian NMCT, chiều dài sang thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alidoosti M, Lotfi R, et al. Correlates of the "No-Reflow" or "Slow-Flow" Phenomenon in Patients Undergoing Primary Percutaneous Coronary Intervention. The journal of Tehran Heart Center. 2018;13(3):108-14.
2. Kirma C, Izgi A, et al. Clinical and procedural predictors of no-reflow phenomenon after primary percutaneous coronary interventions: experience at a single center. Circulation journal: official journal of the Japanese Circulation Society. 2008;72(5):716-21.
3. Li H, Fu DG, et al. Evaluation of related factors, prediction and treatment drugs of no-reflow phenomenon in patients with acute ST-segment elevation myocardial infarction after direct PCI. Experimental and therapeutic medicine. 2018;15(4):3940-6.
4. N. Rajesh G, Jayaprasad N, Madhavan S, et al. Predictors and prognosis of no-reflow during primary percutaneous coronary intervention. Proceedings (Baylor University Medical Center). 2019;32(1):30-3.
5. Niccoli G, Burzotta F, et al. Myocardial no-reflow in humans. Journal of the American College of Cardiology. 2009;54(4):281-92.
6. Refaat H, Tantawy A, et al. Novel predictors and adverse long-term outcomes of No-reflow phenomenon in patients with acute ST elevation myocardial infarction undergoing primary percutaneous coronary intervention. Indian heart journal. 2021;73(1):35-43.
7. Tasar O, Karabay AK, et al. Predictors and outcomes of no-reflow phenomenon in patients with acute ST-segment elevation myocardial infarction undergoing primary percutaneous coronary intervention. Coronary artery disease. 2019;30(4):270-6.
8. Wang HJ, Rozanski GJ, et al. Cardiac sympathetic afferent reflex control of cardiac function in normal and chronic heart failure states. The Journal of physiology. 2017; 595(8):2519-34.