NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân bị xuất huyết não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 32 bệnh nhân bi xuất huyết não được điều trị ngoại trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Trầm cảm diễn biến kéo dài (trung bình 4,95±2,16 tháng) và hay tái phát. Các triệu chứng rối loạn trầm cảm đa dạng và hay gặp nhất là mất quan tâm hứng thú là 78,12% và giảm năng lượng với tỷ lệ là 65,62%. Triệu chứng vận động chậm chạp chiếm 96,87%; 28,12% bệnh nhân có ý tưởng tự sát và 78,12% bệnh nhân có ngôn ngữ chậm chạp. Rối loạn trầm cảm theo đánh giá bằng thang Beck có 96,88% có test Beck từ 14 điểm trở lên tương đương với rối loạn trầm cảm ở các mức độ khác nhau và có 34,37% bệnh nhân có rối loạn lo âu lan tỏa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xuất huyết não, rối loạn trầm cảm
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Thị Kim Trinh, Lê Thị Cẩm Linh, Đào Thị Thanh Nhã và CS (2018), “Nghiên cứu đặc điểm xuất huyết não tại bệnh viện Nhân Dân 115”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 22: 1.
3. Phạm Đình Đài (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả sau điều trị nội mạch ở bệnh nhân đột quỵ chảy máu do vỡ phình động mạch não”, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
4. Kofler M., Schiefecker A.J. and Gaasch M. (2019), “A reduced concentration of brain interstitial amino acids is associated with depression in subarachnoid hemorrhage patients”, Sci Rep; 9(1): 2811.
5. King J.T., Kassam A.B., Yonas H., et al. (2005), “Mental health, anxiety, and depression in patients with cerebral aneurysms”, J Neurosurg; 103(4): 636-641.
6. Baranich A.I., Savin I.A., Tabasaranskiy T.F., at al. (2018), “Disturbances of the hemostatic system in patients with aneurysmal subarachnoid hemorrhage”, Zh Vopr Neirokhir Im N N Burdenko; 82(4): 109-116.
7. Lee B.H., Kim E.J., Ku B.D. et al. (2008), “Cognitive impairments in patients with hemispatial neglect from acute right hemisphere stroke”, Cogn Behav Neurol; 21(2): 73-76.
8. Syed M.J., Farooq S., Siddiqui S., et al. (2019), “Depression and the Use of Selective Serotonin Reuptake Inhibitors in Patients with Acute Intracerebral Hemorrhage”, Cureus; 11(10): e5975.