NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ DI TRUYỀN CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN VÔ SINH KHÔNG CÓ TINH TRÙNG KHÔNG DO TẮC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Để nhận biết các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các bất thường di truyền liên quan đến tình trạng không có tinh trùng không do tắc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 501 bệnh nhân nam vô sinh không có tinh trùng không do tắc. Kết quả cho thấytuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 29,8± 5,5tuổi. Tỷ lệ vô sinh nguyên phát chiếm 90,3%. Tiền sử viêm tinh hoàn do quai bị chiếm tỉ lệ 38,6%. Nồng độ hormon FSH, LH, Testosterone huyết thanh trung bình lần lượt là 31,6 ± 16,5 mIU/ml, 15,5 ± 10 mIU/ml, 12,8 ± 7,13 nmol/l. Bất thường NST chiếm tỉ lệ 30,7%, trong đó bất thường số lượng NST với Karyotype 47,XXY chiếm tỉ lệ 27,3%. Đột biến mất đoạn nhỏ AZF chiếm tỉ lệ 13,8%, trong đó mất đoạnAZFc có tỉ lệ cao nhất với 42,1%, mất đoạn AZFa 2,6%, mất đoạn AZFd chiếm 5,3%, không có mất đoạn AZFb đơn độc mà phối hợp với các mất đoạn khác với tỉ lệ là 34,2%. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy viêm tinh hoàn do quai bị và các bất thường di truyền là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng không có tinh trùng không do tắc ở những nam giới vô sinh. Do vậy cần phải khai thác tiền sử viêm tinh hoàn do quai bị và xét nghiệm sàng lọc các bất thường di truyền ở những nam giới vô sinh không có tinh trùng không do tắc
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vô sinh không có tinh trùng, vô sinh không có tinh trùng không do tắc, NST, AZF.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Phương Thanh, Đào Anh Sơn, Nguyễn Hữu Đức Anh và cộng sự. (2020). Kiến thức, thái độ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục của sinh viên đại học tại Hà Nội năm 2019. Tạp chí Nghiên cứu y học 126(2), 129-137.
3. Tổng cục thống kê (2019). Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. .
4. Ku L., Sonenstein F.L., và Pleck J.H.(1993) Factors Influencing First Intercourse for TeenageMen. 15. Public Health Rep.; 108(6),680-694.
5. Zhu G. và Bosma A.K. (2019). Early sexual initiation in Europe and its relationship with legislative change: A systematic review. International Journal of Law, Crime and Justice, 57, 70–82.
6. Vũ Mạnh Lợi (2010). Tình dục trước hôn nhân: nghiên cứu so sánh thanh niên Hà Nội, Thượng Hải, Đài Loan. Tạp chí Xã hội học thực nghiệm, 110(2), 21-30
7. Kim S. và Lee C. (2016). Factors Affecting Sexually Transmitted Infections in South Korean High School Students. Public Health Nurs, 33(3), 179–188.
8. Brookmeyer K.A., Haderxhanaj L.T., Hogben M. và cộng sự. (2019). Sexual risk behaviors and STDs among persons who inject drugs: A national study. Preventive Medicine, 126, 105779.
9. Hansen B.T., Kjær S.K., Arnheim‐Dahlström L. và cộng sự. (2020). Age at first intercourse, number of partners and sexually transmitted infection prevalence among Danish, Norwegian and Swedish women: estimates and trends from nationally representative cross‐sectional surveys of more than 100 000 women. Acta Obstet Gynecol Scand, 99(2), 175–185.