ĐẶC ĐIỂM HUYẾT ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN VÀ SỐC TIM ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÒA LOÃNG NHIỆT XUYÊN PHỔI

Đinh Văn Trung 1,, Nguyễn Thị Thanh Mai 1
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm huyết động ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn và sốc tim được đo bằng phương pháp hòa loãng nhiệt xuyên phổi. Phương pháp: Mô tả theo dõi dọc gồm 55 bệnh nhân chia 2 nhóm: nhóm sốc nhiễm khuẩn gồm 28 bệnh nhân và nhóm sốc tim gồm 27 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 2/2019 đến tháng 12/2021. Kết quả: Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ với nhóm sốc tim 66,7% và nhóm sốc nhiễm khuẩn 57,1%, tuổi trung bình ở nhóm nhóm sốc tim là 65,6±14 và nhóm sốc nhiễm khuẩn là 64,9±12,1. Trong giờ đầu nhập viện, ở bệnh nhân sốc tim chỉ số tim CI nhóm sống là 2,2±0,9 l/ph/m2 cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tử vong là 1,7±0,4 l/ph/m2; Ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, chỉ số tính thấm mạch phổi nhóm tử vong 4,5±0,8 cao hơn so với nhóm sống 3,1±0,6 sự khác biệt có ý nghĩa. Sau 24 giờ nhập hồi sức, ở bệnh nhân sốc tim, nhóm sống có chỉ số tim 2,7±0,6 l/ph/m2 cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tử vong là 1,8±0,3 l/ph/m2, chỉ số sức cản mạch hệ thống, chỉ số nước ngoài mạch phổi và tính thấp mạch phổi ở nhóm sống thấp hơn so với nhóm tử vong; Ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, nhóm sống có chỉ số sức cản mạch hệ thống, nước ngoài mạch phổi và tính thấm mạch phổi thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm tử vong. Tỷ lệ tử vong giữa sốc tim 44,4%, sốc nhiễm khuẩn 42,5%. Số ngày nằm hồi sức sốc tim 8,6±4,2 và sốc nhiễm khuẩn 8,3±3,9 ngày. Chỉ số tim CI và chỉ số sức cản mạch hệ thống SVRI lần lượt là yếu tố tiên lượng độc lập cho tử vong nội viện của sốc tim và sốc nhiễm khuẩn. Kết luận: Sốc tuần hoàn có tỷ lệ tử vong cao với 44,4% ở nhóm sốc tim và 42,5% ở nhóm sốc nhiễm khuẩn. Trong 24 giờ đầu, chỉ số tim CI trong sốc tim và chỉ số sức cản mạch hệ thống SVRI trong sốc nhiễm khuẩn là các chỉ số quan trọng nhất có giá trị tiên lượng tử vong nội viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Finfer, Simon R.; Vincent, Jean-Louis; Vincent, Jean-Louis; et al (2013). “Circulatory Shock”. New England Journal of Medicine, 369(18), 1726–1734.
2. S. M. Tibby, M. Hatherill, and I. A. Murdoch, (2000) “Use of transesophageal Doppler ultrasonography in ventilated pediatric patients: derivation of cardiac output,” Critical Care Medicine, vol. 28, no. 6, pp. 2045–2050.
3. Singer, Mervyn; Deutschman, Clifford S.; Seymour, Christopher Warren; et al (2016). “The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3)”. JAMA, 315(8), 801.
4. Thiele H, Ohman EM, de Waha-Thiele. et al (2019), “Management of cardiogenic shock complicating myocardial infarction: an update 2019”. Eur Heart J;40(32):2671-2683.
5. Lee, En-Pei; Hsia, Shao-Hsuan; Lin, Jainn-Jim et al (2017). “Hemodynamic Analysis of Pediatric Septic Shock and Cardiogenic Shock Using Transpulmonary Thermodilution”. BioMed Research International.
6. Nguyễn Hữu Quân (2016). “Nghiên cứu hiệu quả huyết động với sự hỗ trợ của phương pháp PiCCO trong xử trí sốc nhiễm khuẩn”. Luận án tiến sĩ y học; đại học Y Hà Nội.
7. Jawad I, Lukšić I, Rafnsson SB. (2012) “Assessing available information on the burden of sepsis: global estimates of incidence, prevalence and mortality”. J Glob Health. 2012 Jun;2(1):010404.
8. Awad HH, Anderson FA Jr, Gore JM, et al (2012). “Cardiogenic shock complicating acute coronary syndromes: insights from the Global Registry of Acute Coronary Events”. Am Heart J. 2012 Jun;163(6):963-71.