THỰC TRẠNG DÙNG THUỐC GIẢM ĐAU Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP

Trịnh Thu Phương1,, Lê Thị Thu Hiền 2
1 Đại học Y dược Thái Nguyên
2 Địa học Y dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: “Mô tả thực trạng dùng thuốc giảm đau ở bệnh nhân viêm tụy cấp”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Gồm 62 bệnh nhân viêm tụy cấp điều trị tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2022. Kết quả và kết luận: Nhóm 50-59 chiếm tỷ lệ cao nhất (32,4%), tuổi trung bình là 52,6±14,6 tuổi. Nam (75,8%) chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ (24,2%). Đau mức độ nhẹ chiếm 29,1%, đau mức độ vừa chiếm 27,4%, đau mức độ nặng chiếm 43,5%. Số BN đã giảm đau bằng Paracetamol (56,5%) cao hơn bằng Pethidin (43,5%). Số lượng BN được kiểm soát cơn đau sau 24h, 48h, 72h, và >72h lần lượt là 19,4%; 12,9%;  19,4%; và 45,2%. Không có sự khác biệt về điểm VAS ban đầu, VAS sau 24h, số ngày nằm viện giữa nhóm giảm đau bằng Paracetamol và nhóm giảm đau bằng Pethidin, với p > 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nandu Paudel, et al (2020). “Intravenous paracetamol vs tramadol for pain management in patients with acute pancreatitis”. Journal of Patan Academy of Health Sciences. 7(2): 64-69
2. Long Y, Jiang Z, Wu G (2022). “Pain and its Management in Severe Acute Pancreatitis”. J Transl Crit Care Med 2022;4:9.
3. Cai W, Liu F, Wen Y, et al (2021). “Pain Management in Acute Pancreatitis: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomised Controlled Trials”. Front. Med. 8:782151. doi: 10.3389/fmed.2021.782151
4. Mai Hồng Bàng (2005). “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân của viêm tuỵ cấp”. Thông tin Y dược số 10, Trang 33, 36
5. Phạm Thùy Giang, Nguyễn Đức Tâm (2022). “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm tụy cấp tại Bệnh viện Nhi Thái Bình”. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 63(Chuyên đề tháng 9).
6. Nguyễn Công Long, Nguyễn Thanh Nam (2022). “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm tụy cấp ở phụ nữ có thai”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 513(2).