CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG ĐÁNH GIÁ BIẾN THỂ GIẢI PHẪU MŨI XOANG TRONG BỆNH LÝ VIÊM XOANG MẠN TÍNH SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ C.L.O.S.E

Mai Thế Cảnh 1,, Bùi Văn Lệnh 1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số biến thể giải phẫu thường gặp dựa trên đánh giá “C.L.O.S.E” ở các bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu 200 bệnh nhân (BN) viêm xoang mạn tính đã được chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Biến thể giải phẫu hay gặp gồm tế bào Onodi (98,5%), tế bào đê mũi (85%), lệch vách ngăn mũi (63,5%), tế bào Haller (46%), xoang hơi cuốn mũi (34%). Tắc phức hợp lỗ ngách gặp ở 76,5%. Dựa trên đánh giá C.L.O.S.E, tấm sàng týp II theo Keros chiếm tỷ lệ cao nhất với cả hai bên (>70%). Tỷ lệ xương giấy mất liên tục chiếm tỷ lệ rất thấp <5%. Tế bào Onodi tiếp xúc thần kinh thị gặp ở 108/197 trường hợp. Ít gặp tế bào Onodi tiếp xúc động mạch cảnh trong (5,58%). Đa phần các trường hợp, ĐM sàng trước ở vị trí an toàn, chiếm > 70% cả hai bên. Xoang bướm týp C theo Congdon chiếm tỷ lệ cao nhất với 61%. Kết luận: Nghiên cứu thực hiện ở 200 BN viêm xoang mạn tính, kết quả cho thấy biến đổi giải phẫu tế bào Onodi hay gặp nhất, tiếp đến là tế bào đê mũi và lệch vách ngăn mũi. Đánh giá hình ảnh mũi xoang trên MSCT các bệnh nhân viêm xoang mạn tính theo C.L.O.S.E có vai trò quan trọng giúp hạn chế biến chứng xảy ra trong phẫu thuật nội soi mũi xoang (PTNSMX)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lethbridge-Çejku M, Rose D, Vickerie J. Summary health statistics for u.s. Adults: national health interview survey, 2004. Vital Health Stat 10. 2006;(228):1-164.
2. O’Brien WT, Hamelin S, Weitzel EK. The Preoperative Sinus CT: Avoiding a “CLOSE” Call with Surgical Complications. Radiology. 2016; 281(1):10-21. doi:10.1148/radiol.2016152230
3. Y C, Fa K. An update on the classifications, diagnosis, and treatment of rhinosinusitis. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg. 2009;17(3). doi:10.1097/MOO.0b013e32832ac393
4. Weitzel EK, Floreani S, Wormald PJ. Otolaryngologic heuristics: a rhinologic perspective. ANZ J Surg. 2008;78(12):1096-1099. doi:10.1111/j.1445-2197.2008.04757.x
5. Shpilberg KA, Daniel SC, Doshi AH, Lawson W, Som PM. CT of Anatomic Variants of the Paranasal Sinuses and Nasal Cavity: Poor Correlation With Radiologically Significant Rhinosinusitis but Importance in Surgical Planning. AJR Am J Roentgenol. 2015; 204(6):1255-1260. doi:10.2214/AJR.14.13762
6. Nouraei S a. R, Elisay AR, Dimarco A, Abdi R, Majidi H, Madani SA, Andrews PJ. Variations in paranasal sinus anatomy: implications for the pathophysiology of chronic rhinosinusitis and safety of endoscopic sinus surgery. J Otolaryngol - Head Neck Surg J Oto-Rhino-Laryngol Chir Cervico-Faciale. 2009;38(1):32-37.
7. Kantarci M, Karasen RM, Alper F, Onbas O, Okur A, Karaman A. Remarkable anatomic variations in paranasal sinus region and their clinical importance. Eur J Radiol. 2004; 50(3): 296-302. doi:10.1016/j.ejrad.2003.08.012
8. FADDA GL, ROSSO S, AVERSA S, PETRELLI A, ONDOLO C, SUCCO G. Multiparametric statistical correlations between paranasal sinus anatomic variations and chronic rhinosinusitis. Acta Otorhinolaryngol Ital. 2012;32(4):244-251.
9. Stammberger H, Hosemann W, Draf W. [Anatomic terminology and nomenclature for paranasal sinus surgery]. Laryngorhinootologie. 1997;76(7):435-449. doi:10.1055/s-2007-997458