ĐẶC ĐIỂM X-QUANG VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT BỆNH LÝ HẸP ỐNG SỐNG CỔ ĐA TẦNG DO THOÁI HÓA

Hoàng Gia Du 1,, Nguyễn Văn Trung 1,2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh X-quang và cộng hưởng từ cột sống cổ của bệnh nhân hẹp ống sống cổ đa tầng do thoái hóa được điều trị phẫu thuật cố định cột sống, giải ép. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu 31 bệnh nhân được chẩn đoán hẹp ống sống cổ đa tầng do thoái hóa có chỉ định phẫu thuật cố định cột sống cổ bằng vít qua cuống phối hợp mở cung giải ép tại bệnh viện Bạch Mai từ 1/2018 đến tháng 6/ 2020. Kết quả: Trên X-quang cột sống cổ tiêu chuẩn, 87,1% bệnh nhân có hình ảnh thoái hóa cột sống cổ từ độ II trở lên, 38,7% có hình ảnh trượt mất vững cột sống cổ trên phim X-quang cột sống cổ động. Trên Cộng hưởng từ, số tầng hẹp ống sống trung bình là 3,42 ± 0,56 tầng, chỉ số SAC vị trí hẹp nhất trung bình 6,45 ± 1,397 mm, 87,1% có mức độ hẹp ống sống ≥ 60%. Hai vị trí hẹp ống sống cổ gặp nhiều nhất là C4-C5 và C5-C6 tương ứng 100% và 96,8%. Kết luận: X-quang cột sống cổ thường quy, X-quang cột sống cổ động có giá trị trong chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ, và tình trạng mất vững cột sống cổ. Cộng hưởng từ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá vị trí, mức độ hẹp ống sống, số lượng đĩa đệm thoái hóa gây hẹp ống sống cổ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. AJSea JRM. Cervical Spondylotic Myelopathy: A Guide to Diagnosis and Management. The Journal of the American Board of Family Medicine. 2020;33(2):303 -313. doi: https://doi.org/10.3122/jabfm.2020.02.190195
2. Christopher D. Witiw MD. Five things to know about Degenerative cervical myelopathy. CMAJ. 2016;189(3):1 - 4 doi:10.1503/cmaj.151478
3. Davies BM. Degenerative cervical myelopathy. The BMJ. 2018;5:1 - 4. doi:10.1136/bmj.k186
4. Hồng NTÁ. Hẹp ống sống cổ: Giá trị MRI qua khảo sát 300 trường hợp. Tạp chí y học Việt Nam,. 1999;6:126 - 129.
5. Kellgren JH BJ. Atlas of standard radiographics, vol II. Blackwell Scientific, Oxford. 1963;vol II.
6. A.White A. Biomechanical analysis of clinical stability in the cervical. Clinical Orthopaedics and Related Research. 1975;109:85 - 96. doi:10.1097/00003086-197506000-00011
7. Hua Zhou M, Zhong-jun Liu. Laminoplasty with lateral mass screw fixation for cervical spondylotic myelopathy in patients with athetoid cerebral palsy. Medicine (Baltimore). 2016;95:39.
8. Akinobu Suzuki aMDD. Patterns of Cervical Disc Degeneration: Analysis of Magnetic Resonance Imaging of Over 1000 Symptomatic Subjects. Global Spine Journal. 2018;8(3):254 - 259.
9. M. Teraguchi NY, H. Hashizume osteoarthritis and cartilage, Prevalence and distribution of intervertebral disc degeneration over the entire spine in a population-based cohort: the Wakayama Spine Study. 2014.
10. Matsunaga S., Kukita M., Hayashi K., et al. Pathogenesis of myelopathy in patients with ossification of the posterior longitudinal ligament. J Neurosurg. Mar 2002;96(2 Suppl):168-72.