KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG NGỰC-THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH CỐT SỐNG ÍT XÂM LÂN

Vũ Xuân Phước1, Hoàng Gia Du 1,
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương cột sống ngực- thắt lưng bằng phương pháp cố định cột sống ít xâm lấn. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 30 trường hợp chấn thương cột sống ngực thắt lưng điều trị bằng phương pháp cố định cột sống bằng vít qua da tại khoa chấn thương cột sống và bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 2/1, tuổi trung bình: 36.8 (17-58), cơ chế tai nạn chủ yếu do ngã cao chiếm 70%. Tất cả bệnh nhân không tổn thương thần kinh, 5 bệnh nhân có tổn thương kèm theo. 100% bệnh nhân tổn thương tại một đốt sống. Đốt sống tổn thương chủ yếu là L1 (56,7%), hình thái tổn thương chính là vỡ phức tạp (Burst fracture) chiếm 80%. Thời gian phẫu thuật trung bình 42,8 phút. Lượng máu mất trung bình 66,5 ml, 100% bệnh nhân được bắt vít 3 đốt sống, 100% bệnh nhân không có tai biến, biến chứng sau phẫu thuật. Thời gian nằm giương, nằm viện trung bình lần lượt là 3,2 và 5,4 ngày. 100% bệnh nhân có sự cải thiện về chiều cao đốt sống, góc cobb vùng, góc gù thân đốt sống, điểm VAS. Kết luận: Cố định cột sống ít xâm lấn là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cho các bệnh nhân chấn thương cột sống ngực- thắt lưng không kèm theo tổn thương thần kinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cooper C, Atkinson EJ, MichaelO'Fallon W, Melton III JLJJob, research m. Incidence of clinically diagnosed vertebral fractures: a population‐based study in Rochester, Minnesota, 1985‐1989. 1992;7(2):221-227.
2. Kim B-G, Dan J-M, Shin D-E. Treatment of thoracolumbar fracture. Asian Spine J. 2015;9(1):133-146. doi: 10.4184/asj.2015.9.1.133.
3. Tian F, Tu L-Y, Gu W-F, et al. Percutaneous versus open pedicle screw instrumentation in treatment of thoracic and lumbar spine fractures: A systematic review and meta-analysis. Medicine (Baltimore). 2018;97(41):e12535-e12535. doi: 10.1097/MD.0000000000012535.
4. Zhang W, Li H, Zhou Y, et al. Minimally Invasive Posterior Decompression Combined With Percutaneous Pedicle Screw Fixation for the Treatment of Thoracolumbar Fractures With Neurological Deficits: A Prospective Randomized Study: Versus: Traditional Open Posterior Surgery. Spine. 2016;41. https://journals.lww.com/spinejournal/Fulltext/2016/10011/Minimally_Invasive_Posterior_Decompression.5.aspx.
5. Wood KB, Li W, Lebl DR, Ploumis A. Management of thoracolumbar spine fractures. The spine journal : official journal of the North American Spine Society. Jan 2014;14(1):145-164. doi: 10.1016/j.spinee.2012.10.041.
6. Walker CT, Xu DS, Godzik J, Turner JD, Uribe JS, Smith WD. Minimally invasive surgery for thoracolumbar spinal trauma. Ann Transl Med. 2018;6(6):102-102. doi: 10.21037/atm.2018.02.10.
7. Gu Y-T, Zhu D-H, Liu H-F, Zhang F, McGuire R. Minimally invasive pedicle screw fixation combined with percutaneous vertebroplasty for preventing secondary fracture after vertebroplasty. J Orthop Surg Res. 2015/03/07 2015;10(1):31. doi: 10.1186/s13018-015-0172-1.
8. Yang WE, Ng ZX, Koh KM, et al. Percutaneous pedicle screw fixation for thoracolumbar burst fracture: a Singapore experience. Singapore medical journal. Sep 2012;53(9):577-581.