KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ THUẬT TIM PHỔI NHÂN TẠO ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN PHẢN VỆ KHÔNG ĐÁP ỨNG THUỐC VẬN MẠCH – TRỢ TIM LIỀU CAO

Nguyễn Anh Tuấn 1,, Nguyễn Công Tấn 1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kết quả cải thiện tuần hoàn, hô hấp và chức năng tạng của kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO) ở bệnh nhân phản vệ không đáp ứng thuốc vận mạch – cường tim liều cao và hoặc ngừng tuần hoàn. Nghiên cứu mô tả loạt bệnh trên 19 bệnh nhân chẩn đoán phản vệ tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, phải can thiệp ECMO. Các thông tin về đặc điểm chung, tình trạng phản vệ, đặc điểm suy tuần hoàn của bệnh nhân trước khi ECMO và các chỉ số nghiên cứu đánh giá kết quả ECMO được thu thập. Kết quả cho thấy, tỷ lệ cai ECMO thành công (73,7%) và tỷ lệ bệnh nhân sống ra viện (68,4%) cao. Kỹ thuật tim phổi nhân tạo có hiệu quả cải thiện chức năng tuần hoàn, hô hấp và chức năng tạng trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân phản vệ không đáp ứng với thuốc vận mạch – cường tim liều cao và hoặc ngừng tuần hoàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. F. Estelle R. Simons, Ledit RF Ardusso, M. Beatrice Bilò và các cộng sự. (2014), "International consensus on (ICON) anaphylaxis", World Allergy Organization Journal, 7(1), tr. 1-19.
2. Richard S. H. Pumphrey và M. Hazel Gowland (2007), "Further fatal allergic reactions to food in the United Kingdom, 1999-2006", Journal of Allergy and Clinical Immunology, 119(4), tr. 1018-1019.
3. Riza Yilmaz, Ozlem Yuksekbas, Zerrin Erkol và các cộng sự. (2009), "Postmortem Findings After Anaphylactic Reactions to Drugs in Turkey", The American Journal of Forensic Medicine and Pathology, 30(4), tr. 346-349.
4. Joseph P Wood, Stephen J Traub và Christopher Lipinski (2013), "Safety of epinephrine for anaphylaxis in the emergency setting", World journal of emergency medicine, 4(4), tr. 245.
5. Wakkas Tayara, Randall C. Starling, Mohamad H. Yamani và các cộng sự. (2006), "Improved Survival After Acute Myocardial Infarction Complicated by Cardiogenic Shock With Circulatory Support and Transplantation: Comparing Aggressive Intervention With Conservative Treatment", The Journal of Heart and Lung Transplantation, 25(5), tr. 504-509.
6. G. Hernandez, A. Bruhn, R. Castro và các cộng sự. (2012), "The holistic view on perfusion monitoring in septic shock", Curr Opin Crit Care, 18(3), tr. 280-6.
7. M. E. Mikkelsen, A. N. Miltiades, D. F. Gaieski và các cộng sự. (2009), "Serum lactate is associated with mortality in severe sepsis independent of organ failure and shock", Crit Care Med, 37(5), tr. 1670-7.