ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BLOCK NHĨ THẤT CAO ĐỘ BẰNG ĐẶT MÁY TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN

Trần Kim Sơn 1,, Ngô Hoàng Toàn 1, Trần Đặng Đăng Khoa 1, Nguyễn Thị Diễm 2
1 Đại học Y dược Cần Thơ
2 Địa học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân rối loạn nhịp chậm do block nhĩ thất cao độ bằng đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân block nhĩ thất độ mobizt type 2 và block nhĩ thất độ 3 tại Bệnh viện Đa Khoa Thành phố Cần Thơ từ năm 2019-2021. Kết quả: 42,1% trường hợp được đặt máy tạo nhịp tạm thời, có 52,6% được đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn loại một buồng, 47,4% máy hai buồng. 100% máy được đặt dưới xương đòn trái. Các triệu chứng cơ năng giảm đáng kể ở thời điểm sau đặt máy 1 tháng, 3 tháng so với trước khi đặt máy. Các biến chứng sớm ghi nhận là bầm da quanh vị trí đặt máy (15,8%), không có biến chứng muộn. Tỷ lệ thành công về kỹ thuật là 100%. Tỷ lệ thành công về lâm sàng là 92,1% sau 3 tháng và chất lượng cuộc sống cải thiện sau 3 tháng có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn điều trị rối loạn nhịp chậm do block nhĩ thất có tỷ lệ thành công về thủ thuật và lâm sàng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Trung Cang (2011), "Đánh giá kết quả cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Kiên Giang", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 15, tr. 130-135.
2. Chung Tấn Định (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị rối loạn nhịp chậm bằng cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y dược Cần Thơ.
3. Ngô Lâm Sơn (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân trước và sau đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn hai buồng tại bệnh viện Trung Ương Huế, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y dược, Đại học Huế.
4. Nguyễn Tri Thức (2014), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò máy tạo nhịp hai buồng trong điều trị rối loạn nhịp chậm tại Bệnh Viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18, tr. 168-174.
5. Ngô Hoàng Toàn (2022), “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có chỉ định cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, Tạp chí Y học Việt Nam.
6. Andi E. Albertsen, Jens C. Nielsen et al. (2008), "Biventricular pacing preserves left ventricular performance in patients with high-grade atrio-ventricular block: a randomized comparison with DDD(R) pacing in 50 consecutive patients", European Society of Cardiology, 10, pp. 314-320.
7. Kenneth A. Ellenbogen, Karoly Kaszala (2020), Cardiac Pacing and ICDs, John Wiley & Sons Ltd, pp. 20-200.
8. Michele Brignole, Gonzalo Baron-Esquivias (2013), "ESC guideline on cardiac pacing and cardiac resynchronyzation therapy: The task for on cardiac pacing and resynchronyzation therapy for of the European Society of Cardiology (ESC)", European Society of Cardiology(15(8):1070), pp. 118.
9. Nora Golschlager, Paul Ludemretal (2017), Clinical Cardiac Pacing, 3rd Sauders Company, pp. 500-808.