ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SẮT VÀ FERRITIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thị Hải Yến Nguyễn 1, Thị Ngọc Hà Nguyễn 1,, Thị Thu Hương Lâm 1, Thu Hà Nguyễn 1
1 Trường đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa sắt và ferritin huyết thanh với tình trạng thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mãn chưa điều trị thay thế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 46 bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn III, IV chưa điều trị thay thế (chưa lọc máu chu kỳ), điều trị nội trú tại khoa Thận – Tiết niệu – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Kết quả và kết luận: Nồng độ sắt trung bình là 12,41±12,04µmol/l. Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ sắt huyết thanh giảm là 32,6%. Không có sự khác biệt  về nồng độ sắt huyết thanh giữa nam giới và nữ giới và giữa các độ tuổi. Nồng đồ ferritin trung bình là 461,43±343,75ng/ml. Có 26,1% bệnh nhân có dự trữ sắt thấp (nồng độ ferritin < 200 ng/ml), 32,6% bệnh nhân có dự trữ sắt trung bình (nồng độ ferritin từ 200-500 ng/ml) và 41,3% bệnh nhân có tăng dự trữ sắt (nồng độ ferritin≥ 500ng/ml). Nồng độ ferritin huyết thanh có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới (nam lớn hơn nữ). Không có mối tương quan giữa nồng độ sắt và ferritin huyết thanh p>0,05. Không thấy mối liên quan giữa nồng độ sắt và ferritin huyết thanh với các mức độ thiếu máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Thế Cường, Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Anh Trí (2012). Khảo sát tình trạng sắt ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối trước điều trị lọc máu chu kỳ. Tạp chí y – dược học quân sự, 8, 61-68.
2. Lê Việt Thắng (2011), Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ.Tạp chí y học thực hành, 5, 160-162.
3. Nguyễn Thị An Thủy, Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị Việt Hà (2018), Đánh giá tình trạng dự trữ sắt ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế qua nồng độ sắt và Ferritin huyết thanh, Tạp chí Nội khoa Việt Nam – số 16.
4. Hoàng Trung Vinh, Phan Thế Cường, Nguyễn Anh Trí (2012). Nghiên cứu biến đổi tình trạng sắt ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị erythropoietin. Tạp chí y học thực hành, 9, 24-29.
5. Aleix Casesa, M. Isabel Egocheagab, Salvador Tranchec, et al, (2018) Anemia of chronic kidney disease: Protocol of study, management and referral to Nephrology. Nefrología, Vol 38. Issue.1. p1-108
6. KDOQI(2006). Clinicalpractice guidelines and clinical practice recommendations for anemia in chronic kidney disease in adults. Am J Kidney Dis, 47, 11-145.
7. Lucia Del Vecchio, Francesco-Locatelli (2014), Anemia in chronic kidney disease patients: Treatment recommendations and emerging therapies. Expert Review of Hematology 7(4):495-506
8. Manu Venkatesan, Shilpi Saxena,1 and Arun Kumar (2019) Evaluation of Iron Status in Patients of Chronic Kidney Disease - A Study to Assess the Best Indicators Including Serum Transferrin Receptor Assay, Indian J Nephrol. 2019 Jul-Aug; 29(4): 248–253.
9. Shaheen F.A., Souqiyyeh M.Z., Al-Attar B.A., et al. (2011). Prevalence of anemia in predialysis chronic kidney disease patients. Saudi J Kidney Dis Transpl, 22(3), 456-463.