KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2022

Lê Thị Diễm Hương 1,, Đặng Thị Phương Duyên 1, Đặng Thị Phương Duyên 1, Vũ Thị Quỳnh Hậu 2
1 Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên
2 Trung Tâm Y tế Thành phố Buôn Ma Thuột

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với việc thu thập dữ liệu trực tuyến và đăng liên kết khảo sát trên nhóm Google form. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát 1.471 nhân viên y tế (NVYT) về kiến thức và thực hành phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ (ĐMK) và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Đắk Lắk. Mẫu nghiên cứu có 27,3% là nam giới và 72,7% là nữ giới. Độ tuổi trung bình là 36,1 ± 8,4 tuổi. Dân tộc Kinh chiếm 77,2%. Có 87,6% NVYT không theo tôn giáo nào. Trình độ chuyên môn của NVYT: Bác sỹ (18,1%), điều dưỡng (31,5%), kỹ thuật viên (10,6%), nữ hộ sinh (8,7%) và chuyên ngành y tế khác (31,1%). 62,1% người tham gia nghiên cứu ở khu vực thành thị. 99,3% NVYT đã được nghe nói về bệnh ĐMK. Kênh tiếp nhận thông tin chủ yếu từ các nguồn: báo chí và truyền hình (98%), internet, mạng xã hội (98%); hàng xóm, người thân (70%) và loa phát thanh (69,1%). Điểm trung bình chung của kiến thức là 14,8±1,7/18 điểm. Có 60,8% NVYT tham gia nghiên cứu có kiến thức tốt phòng chống bệnh ĐMK. Có sự khác biệt kiến thức chung về phòng, chống bệnh ĐMK với trình độ chuyên môn (p<0,05). Điểm trung bình chung của thực hành là 6,4 ± 0,9/ 8 điểm. Có 55,9% NVYT tham gia nghiên cứu có thực hành đúng phòng chống bệnh ĐMK. Có sự khác biệt thực hành chung về phòng, chống bệnh ĐMK giữa NVYT nam và nữ (p = <0,05). Có mối tương quan thuận giữa kiến thức chung với thực hành chung (r=0,135, N=1.471, p<0,001) về phòng, chống bệnh ĐMK.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Monkeypox. World Health Organization; 2019 Aug 3. Available from: https://www.who.int/news room/fact-sheets/detail/monkeypox.
2. Bộ Y tế. Quyết định số 2099/QĐ-BYT ngày 29 tháng 07 năm 2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Đậu mùa khỉ ở người.
3. Babkin, I.V.; Babkina, I.N.; Tikunova, N. v. An Update of Orthopoxvirus Molecular Evolution. Viruses 2022, 14, 388.
4. Bộ Y tế. Quyết định số 2265/QĐ-BYT ngày 22 tháng 08 năm 2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.
5. Báo Sức khỏe và Đời sống. TP.HCM ghi nhận trường hợp mắc Đậu mùa khỉ thứ 2. https://suckhoedoisong.vn/tphcm-ghi-nhan-truong-hop-mac-dau-mua-khi-thu-hai-169221020061319491.htm.
6. Riccò, M.; Ferraro, P.; Camisa, V.; et al. When a Neglected Tropical Disease Goes Global: Knowledge, Attitudes and Practices of Italian Physicians towards Monkeypox, Preliminary Results. Trop. Med. Infect. Dis. 2022, 7, 135. https://doi.org/10.3390/ tropicalmed7070135.
7. Harapan Harapan, Abdul M. Setiawand, Amanda Yufikae; et al. Knowledge of human monkeypox viral infection among general practitioners: a cross-sectional study in Indonesia. Pathogens and Global Health 2020, VOL. 114, NO. 2, 68–75 https://doi.org/ 10.1080/20477724.2020.1743037.
8. Sallam, M.; Al-Mahzoum, K.; Dardas; et al. Knowledge of Human Monkeypox and Its Relation to Conspiracy Beliefs among Students in Jordanian Health Schools: Filling the Knowledge Gap on Emerging Zoonotic Viruses. Medicina 2022, 58, 924. https://doi.org/ 10.3390/medicina58070924.
9. Alshahrani, N.Z.; Alzahrani, F.; Alarifi A.M.; et al. Assessment of Knowledge of Monkeypox Viral Infection among the General Population in Saudi Arabia. Pathogens 2022, 11, 904. https:// doi.org/10.3390/pathogens11080904.