HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC SỚM CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN NGHỆ AN NĂM 2022

Nguyễn Thị Mai Thơ 1,, Trần Thị Yến 1, Trần Văn Thơm1, Nguyễn Thị Cẩm Ly 1, Lưu Thị Vân Trang 1, Đỗ Lưu Gia Huy 1, Vũ Phi Hùng 1, Nguyễn Thu Uyên 1
1 Đại học y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ não giúp bệnh nhân sớm hồi phục vận động và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động giai đoạn hồi phục sớm cho người bệnh đột quỵ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An năm 2022. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước sau trên 32 người bệnh đột quỵ não ở giai đoạn phục hồi sớm có điều trị tập luyện phục hồi chức năng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An. Đánh giá mức độ liệt nửa người theo thang điểm Bobath. Sau điều trị phục hồi chức năng có 12,5% bệnh nhân không liệt, liệt nhẹ 40,6%, liệt vừa 25% và liệt nặng là 21,9%. Điểm Bobath trước điều trị phục hồi chức năng của bệnh nhân là 64.22 ± 3,5, sau điều trị là 52.94 ± 4. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm Bobath trung bình trước và sau điều trị phục hồi chức năng của bệnh nhân, với p < 0,05 CI95% (7,2 ; 15,2).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Đình Chỉnh (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và đánh giá thực trạng quản lý bệnh đột quỵ não tại Nghệ An năm 2007 - 2008, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
2. Trần Văn Tuấn (2019), Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quị não và hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà ở thành phố Thái Nguyên, Đề tài cấp đại học, Thái Nguyên.
3. Nguyễn Hoa Ngần, Hoàng Khải Lập, Nguyễn Phương Sinh, và cộng sự (2019), hiệu quả can thiệp mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh đột quỵ não ở thành phố Thái Nguyên, Tạp chí Y học Việt Nam tập 502, số 1 tháng 5/2021. DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v502i1.581
4. Phạm Phước Sung, Nguyễn Văn Liệu, Mai Duy Tôn, Nguyễn Hoành Sâm (2017). “Kết quả điều trị và các yếu tố tiên lượng đột quỵ thiếu máu não cấp từ 3 đến 4,5 giờ bằng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase liều thấp (0.6mg/kg) đường tĩnh mạch”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, trang 161-165.
5. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Vinh Quốc (2021), đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bằng điện châm kết hợp phương pháp tập Bobath, Tạp chí Y học Việt Nam tập 499, 1&2 – 2021. DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v499i1-2.215.