KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA VAN HAI LÁ CÓ SỬ DỤNG DÂY CHẰNG NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kĩ thuật sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo đã được áp dụng từ năm 1960. Cùng với sự ra đời của loại chỉ Gore – Tex, phương pháp này ngày càng được phát triển đa dạng và cho thấy nhiều ưu điểm như tái sắp xếp lại mô van thay vì cắt bỏ, giữ được liên kết giữa các cấu trúc của hệ thống van hai lá, bảo tồn được diện áp. Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, những năm gần đây chúng tôi đã áp dụng thường quy phương pháp sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo trên nhiều bệnh nhân hở van hai lá. Nghiên cứu này nhằm mục đích: nhận xét đặc điểm phẫu thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Chúng tôi đánh giá hồi cứu 42 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 1/2017 đến 4/2021. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22. Kết quả: Tỉ lệ tổn thương sa lá trước chiếm 61,9%, sa lá sau chiếm 21,4%, và sa cả hai lá van chiếm 16,7%. Nguyên nhân chính là do thoái hóa (90,5%). Tỉ lệ phẫu thuật ít xâm lấn là 28,6%. Kĩ thuật loop được thực hiện ở 24 bệnh nhân (57,1%), kĩ thuật khâu từng dây chằng ở 18 bệnh nhân (42,9%). Không có trường hợp nào tử vong tại viện. Tỉ lệ không hở tái phát tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm lần lượt là 97,6%; 97,6%; 92,9%; 92,9% và 83,3%. Kết luận: Phẫu thuật sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo tại bệnh viện Tim Hà Nội có kết quả sớm và trung hạn tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sửa van hai lá, dây chằng nhân tạo
Tài liệu tham khảo
2. Ibrahim M, Rao C, Athanasiou T. Artificial chordae for degenerative mitral valve disease: critical analysis of current techniques. Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2012;15(6):1019-1032. doi:10.1093/icvts/ivs387
3. Suri RM, Schaff HV, Dearani JA, et al. Recovery of left ventricular function after surgical correction of mitral regurgitation caused by leaflet prolapse. J Thorac Cardiovasc Surg. 2009;137(5):1071-1076. doi:10.1016/j.jtcvs.2008.10.026
4. Nishimura RA, Otto CM, Bonow RO, et al. 2017 AHA/ACC Focused Update of the 2014 AHA/ACC Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Circulation. 2017;135(25):e1159-e1195. doi:10.1161/CIR.0000000000000503
5. Salvador L, Mirone S, Bianchini R, et al. A 20-year experience with mitral valve repair with artificial chordae in 608 patients. J Thorac Cardiovasc Surg. 2008;135(6):1280-1287. doi:10.1016/j.jtcvs.2007.12.026
6. Lý Hoàng Anh, Trần Quyết Tiến. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo. Học Việt Nam. 2017;(1(2)):44-46.
7. Tabata M, Kasegawa H, Fukui T, Shimizu A, Sato Y, Takanashi S. Long-term outcomes of artificial chordal replacement with tourniquet technique in mitral valve repair: a single-center experience of 700 cases. J Thorac Cardiovasc Surg. 2014;148(5):2033-2038.e1. doi:10.1016/j.jtcvs.2014.03.045.
8. Nguyễn Văn Nghĩa. Đánh giá kết quả trung hạn sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo. Phẫu Thuật Tim Mạch Và Lồng Ngực Việt Nam. 2020;(30):110-115