KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT ÍT XÂM LẤN CÓ NỘI SOI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN MÂM CHÀY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy mâm chày là một thách thức đối với các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình vì mức độ nghiêm trọng của tổn thương xương và các chấn thương phần mềm xung quanh. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu và tiến cứu 23 trường hợp gãy kín mâm chày chẩn đoán xác định bằng thăm khám lâm sàng, hình ảnh XQ và hình ảnh cắt lớp vi tính trước mổ (Schatzker I-VI) được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ (MIPO) từ tháng 03 năm 2019 đến tháng 04 năm 2022 tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả phẫu thuật được đánh giá vào các thời điểm sau phẫu thuật 1 tháng và sau phẫu thuật 6 tháng bằng thang điểm Rasmunssen lâm sàng và XQ, các tai biến – biến chứng (toác vết mổ, dị cảm thần kinh, hội chứng khoang,…). Kết quả: điểm Rasmunssen tăng rõ rệt với điểm trung bình trước phẫu thuật là 9.65 ± 1.85 lên 26.57 ± 2.17 sau 6 tháng (p<0.001), hình ảnh XQ: trước phẫu thuật điểm Rasmunssen XQ trung bình là 6 ± 1.81 tăng rõ rệt lên 16.13 ± 3.08 sau 6 tháng điều trị. Tai biến, biến chứng: toác vết mổ gặp ở 1 bệnh nhân (4,35%), cảm giác dị cảm ở phía trên trong cẳng chân gặp ở 5 bệnh nhân (21.74%). Kết luận: phẫu thuật MIPO có nội soi hỗ trợ điều trị gãy kín mâm chày mang lại kết quả tốt với khả năng phát hiện và xử lý đồng thời các tổn thương đi kèm, tình trạng lâm sàng và XQ của bệnh nhân cải thiện rõ rệt có ý nghĩa thống kê (p<0.001) khi so sánh giữa thời điểm 6 tháng sau mổ với thời điểm trước phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gãy mâm chày, kết hợp xương nẹp vít ít xâm lấn, nội soi hỗ trợ, chấn thương chỉnh hình
Tài liệu tham khảo
2. Elsoe R., Larsen P., Nielsen N.P.H. và cộng sự. (2015). Population-Based Epidemiology of Tibial Plateau Fractures. Orthopedics, 38(9), e780-786.
3. Prat-Fabregat S. và Camacho-Carrasco P. (2016). Treatment strategy for tibial plateau fractures: an update. EFORT Open Rev, 1(5), 225–232.
4. Jennings J.E. (1985). Arthroscopic management of tibial plateau fractures. Arthrosc J Arthrosc Relat Surg Off Publ Arthrosc Assoc N Am Int Arthrosc Assoc, 1(3), 160–168.
5. Burdin G. (2013). Arthroscopic management of tibial plateau fractures: surgical technique. Orthop Traumatol Surg Res OTSR, 99(1 Suppl), S208-218.
6. Jiang L., Chen E., Huang L. và cộng sự. (2021). Arthroscopy-Assisted Reduction Percutaneous Internal Fixation Versus Open Reduction Internal Fixation for Tibial Plateau Fracture: A Systematic Review and Meta-analysis. Orthop J Sports Med, 9(12), 23259671211027840.
7. Zamora R., Wright C., Short A. và cộng sự. (2016). Comparison between suprapatellar and parapatellar approaches for intramedullary nailing of the tibia. Cadaveric study. Injury, 47(10), 2087–2090.
8. A prospective study of clinical outcomes of management of arthroscopic assisted tibial plateau fractures fixation (2020). Odisha J Orthop Trauma, 41(1).
9. Fowble C.D., Zimmer J.W., và Schepsis A.A. (1993). The role of arthroscopy in the assessment and treatment of tibial plateau fractures. Arthrosc J Arthrosc Relat Surg Off Publ Arthrosc Assoc N Am Int Arthrosc Assoc, 9(5), 584–590.
10. Ahmed W., Rahman S.M.H., Ahmed R. và cộng sự. (2022). Arthroscopic-Assisted and Minimally Invasive Plate Osteosynthesis of Tibial Plateau Fractures. J Curr Surg, 11(4), 82–86.