ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ VÀ KẾT QUẢ TÁI TẠO LƯU THÔNG ĐỘNG MẠCH GAN TRONG PHẪU THUẬT GHÉP GAN PHẢI TỪ NGƯỜI HIẾN SỐNG

Lê Văn Thành 1, Vũ Văn Quang 1, Lê Trung Hiếu 1,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm kỹ thuật và kết quả tái tạo lưu thông động mạch gan của mảnh ghép gan phải từ người hiến sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 52 trường hợp được ghép gan từ người hiến sống sử dụng mảnh ghép gan phải tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả: 100% các trường hợp được khâu nối tận tận theo giải phẫu giữa động mạch gan của người nhận và người hiến sử dụng mối khâu vắt kiểu thả dù và dùng kính lúp phẫu thuật có độ phóng đại 3,5 lần và chỉ Prolen 8/0. Có 2/52 trường hợp bóc tách nội mạch động mạch gan phải mức độ nhẹ phải cắt đoạn qua phần bóc tách đến phần lành (3,8%) và 2/52 trường hợp sử dụng động mạch gan khác (3,8%). Trong mổ có 2 động mạch gan bị hẹp phải làm lại miệng nối từ 1-2 lần. Thời gian theo dõi trung bình của 52 bệnh nhân là 29 tháng. Có 1/52 trường hợp bị hẹp động mạch gan do bóc tách nội mạc (1,9%), được điều trị nội khoa bảo tồn thành công. Kết luận: Cần đánh giá tình trạng tổn thương bóc tách nội mạc động mạch gan trước ghép để có phương án tái tạo lưu thông phù hợp nhất. Sử dụng kỹ thuật khâu vắt kiểu thả dù và kính lúp phẫu thuật độ phóng đại 3,5 lần là phương pháp hiệu quả và an toàn trong tái tạo lưu thông động mạch gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Okochiu M, Ueda K,Hirose T (2010). “A modified technique for hepatic artery reconstruction in living donor liver transplantation”. Microsurgery, 30(7): 541-544.
2. Li PC, Thorat A, Jeng LB,Yang HR (2017). “Hepatic artery reconstruction in living donor liver transplantation using surgical loupes: Achieving low rate of hepatic arterial thrombosis in 741 consecutive recipients-tips and tricks to overcome the poor hepatic arterial flow”. Liver Transpl, 23(7): 887-898.
3. Yagi T, Shinoura S,Umeda Y (2012). “Surgical rationalization of living donor liver transplantation by abolition of hepatic artery reconstruction under a fixed microscope”. Clinical Transplantation, 266(6): 877-83.
4. Agarwal S, Dey R, Pandey Y, Verma S,Gupta S (2020). “Managing recipient hepatic artery intimal dissection during living donor liver transplantation”. Liver Transpl, 26(11): 1422-1429.
5. Lin TS, Chiang YC,et al (2000). “Combined microvascular anastomosis: Experimental and clinical experience”. Ann Plast Surg, 45: 280-283.
6. Songa S, Kwon CHD,Moon H (2015). “Single-center experience of consecutive 522 cases of hepatic artery anastomosis in living-donor liver transplantation”. Transplantation Proceedings, 47: 1905-1911.
7. Iida T, Kaido T,Yagi S (2014). “Hepatic arterial complications in adult living donor liver transplant recipients: a single-center experience of 673 cases”. Clin Transplant, 28: 1025–1030.
8. Azzam AZ, Tanaka K (2012). “Management of vascular complications after living donor liver transplantation ”. Hepato-Gastroenterology, 59: 182-186.