ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY HUYẾT TƯƠNG Ở TRẺ VIÊM NÃO TỰ MIỄN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm não tự miễn (VNTM) có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và điều trị thay huyết tương (TPE) có thể là lựa chọn điều trị; tuy nhiên, tính an toàn và hiệu quả cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Mục tiêu: Xác định các đặc điểm của TPE ở trẻ VNTM tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp: Mô tả hồi cứu loạt trường hợp VNTM được TPE từ 1/2019 – 6/2022. Kết quả: Có 36 trường hợp VNTM phần lớn (94,4%) là viêm não nặng với tuổi trung vị 7,4 và cân nặng trung vị là 24,4 kg, được TPE. Tổng cộng 210 chu kỳ TPE với trung vị là 6 chu kỳ/bệnh nhân, thời gian trung vị là 11,5 ngày, thể tích thay thế trung vị 1 chu kỳ là 1690 mL. Huyết tương tưởi đông lạnh (FFP) là dịch thay thế thường dùng (61,1%). Phản ứng phản vệ xảy ra ở 11,4% thủ thuật, cao hơn ở nhóm dịch thay thế FFP; hạ huyết áp xảy ra ở 3,8% chu kỳ. Hạ canxi máu xảy ra ở 44,9% chu kỳ được kiểm tra, hạ canxi có triệu chứng chỉ 1%. Nhiễm trùng sau TPE là 44,4%. Kết cục có 94,4% trường hợp xuất viện, trong đó cải thiện ở 69,4%, thời gian nằm viện trung vị là 39 ngày. Không có sự khác biệt tỉ lệ cải thiện giữa loại dịch thay thế albumin và FFP. Tỉ lệ cải thiện nhóm TPE trước 28 ngày cao hơn. Kết luận: FFP hoặc albumin đều có thể được dùng làm dịch thay thế trong TPE ở trẻ VNTM. Theo dõi chặt chẽ và dự phòng ngừa phản vệ, đặc biệt nếu FFP được chọn. Thận trọng khi chỉ định TPE, chỉ nên dùng cho bệnh nặng/diễn tiến không thuận lợi, vì đây là thủ thuật xâm lấn và có tác dụng phụ. Cần theo dõi liên tục để phát hiện, xử trí kịp thời các biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm não tự miễn, viêm não kháng NMDAR, điều trị thay huyết tương, liệu pháp miễn dịch
Tài liệu tham khảo
2. Lu J, Zhang L, Xia C, et al. (2019). Complications of therapeutic plasma exchange: A retrospective study of 1201 procedures in 435 children. Medicine (Baltimore). 98 (50), p. e18308.
3. Nosadini M, Thomas T, Eyre M, et al. (2021). International Consensus Recommendations for the Treatment of Pediatric NMDAR Antibody Encephalitis. Neurol Neuroimmunol Neuroinflamm. 8 (5).
4. Pham H. P, Daniel-Johnson J A, Stotler B A, et al. (2011). Therapeutic plasma exchange for the treatment of anti-NMDA receptor encephalitis. J Clin Apher. 26 (6), p. 320-5.
5. Pohl M A, Lan S-P, Berl T, et al. (1991). Plasmapheresis does not increase the risk for infection in immunosuppressed patients with severe lupus nephritis. Annals of internal medicine. 114 (11), p. 924-929.
6. Suppiej A, Nosadini M, Zuliani L, et al. (2016). Plasma exchange in pediatric anti-NMDAR encephalitis: A systematic review. Brain Dev. 38 (7), p. 613-22.
7. Zhang Y, Huang H. J, Chen W. B, et al. (2021). Clinical efficacy of plasma exchange in patients with autoimmune encephalitis. Ann Clin Transl Neurol. 8 (4), p. 763-773.
8. Irani S R, Vincent A (2011). NMDA receptor antibody encephalitis. Current neurology and neuroscience reports. 11 (3), p. 298-304.