MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ MỘT SỐ DẤU ẤN CHU CHUYỂN XƯƠNG VÀ MẬT ĐỘ XƯƠNG Ở PHỤ NỮ CAO TUỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ Osteocalcin (OC), Beta-CrossLaps( β-CTX) huyết thanh và mối tương quan với mật độ xương (MĐX) ở phụ nữ cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 91 phụ nữ cao tuổi (≥ 60 tuổi) đến khám tại phòng khám Nội cơ xương khớp và phòng khám Lão khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 04 năm 2022. Bệnh nhân được ghi thông tin nhân khẩu học, xét nghiệm máu thường quy, nồng độ OC, β-CTX huyết thanh và kết quả đo mật độ xương (MĐX) bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DEXA). Kết quả: Nồng độ OC và β-CTX huyết thanh ở nhóm phụ nữ cao tuổi loãng xương (OC: 21,9 [17,2 – 28,1] ng/ml; β-CTX: 0,593 [0,408 – 0,806] ng/ml) cao hơn nhóm không loãng xương ( OC: 13,6 [10,5 – 20,1] ng/ml; β-CTX: 0,362 [0,281 – 0,500] ng/ml) với p < 0,001. Nồng độ OC huyết thanh có mối tương quan nghịch mức độ trung bình với MĐX tại cổ xương đùi (r = -0,45, p<0,001) và cột sống thắt lưng (r = -0,39, p<0,001). Nồng độ β-CTX huyết thanh có mối tương quan nghịch mức độ trung với MĐX tại cổ xương đùi (r = -0,33, p=0,001) và cột sống thắt lưng (r = -0,39, p<0,001). Điểm cắt trong tiên đoán loãng xương của nồng độ OC huyết thanh là ≥ 17,6 ng/ml (AUC = 0,78 [0,67 – 0,87], độ nhạy: 71,7%, độ đặc hiệu: 73,68%) và β-CTX huyết thanh là ≥ 0,447 ng/ml (AUC = 0,75 [0,63 – 0,84], độ nhạy: 69,81%, độ đặc hiệu: 71,05%). Kết luận: Ở phụ nữ cao tuổi, nồng độ OC và β-CTX huyết thanh ở nhóm loãng xương cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không loãng xương. Nồng độ OC và β-CTX huyết thanh có mối tương quan nghịch với MĐX tại cổ xương đùi và cột sống thắt lưng. Định lượng nồng độ OC và β-CTX huyết thanh là xét nghiệm có tiềm năng dùng để sàng lọc loãng xương ở phụ nữ cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
osteocalcin, β-CTX, mật độ xương, loãng xương, phụ nữ cao tuổi
Tài liệu tham khảo
2. Trần Văn Đức, Lê Văn An, Nguyễn Hải Thuỷ (2017), “Nghiên cứu mối liên quan giữa osteocalcin và CTX huyết thanh với mật độ xương trong dự báo mất xương và điều trị loãng xương ở đối tượng phụ nữ trên 45 tuổi”, Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế, 7 (5), tr.126-131.
3. Botella, S., Restituto, P., Monreal, I., et al (2013). Traditional and novel bone remodeling markers in premenopausal and postmenopausal women. The Journal of clinical endocrinology and metabolism, 98(11), E1740–E1748.
4. Greenblatt, M. B., Tsai, J. N., & Wein, M. N. (2017). Bone Turnover Markers in the Diagnosis and Monitoring of Metabolic Bone Disease. Clinical chemistry, 63(2), 464–474.
5. Gurban, C. V., Balaş, M. O., Vlad, M. M., et al (2019). Bone turnover markers in postmenopausal osteoporosis and their correlation with bone mineral density and menopause duration. Romanian journal of morphology and embryology = Revue roumaine de morphologie et embryologie, 60(4), 1127–1135.
6. Hendrijantini, N., Alie, R., Setiawati, R., et al (2016). The correlation of bone mineral density (BMD), body mass index (BMI) and osteocalcin in postmenopausal women. Biology and Medicine, 8(6), 319.
7. Mečevska-Jovčevska, J., Šubeska-Stratrova, S., Gjorgovski, I., et al (2009). Bone turnover markers relations to postmenopausal osteoporosis. Journal of Medical Biochemistry, 28(3), 161-165.
8. Vs, K., K, P., Ramesh, M., & Venkatesan, V. (2013). The association of serum osteocalcin with the bone mineral density in post menopausal women. Journal of clinical and diagnostic research: JCDR, 7(5), 814–816.