VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG ĐÁNH GIÁ XUẤT TINH MÁU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Nghiên cứu mô tả tiến hành trên 42 bệnh nhân xuất tinh máu (XTM) được khám lâm sàng, sau đó được chụp CHT 1.5 Tesla túi tinh tại Bệnh viện Đại Học Y Hà nội từ 8/2020 đến 8/2022. Phương pháp: Các bệnh nhân XTM sau khi khám lâm sàng và chụp CHT sẽ được chia thành 3 nhóm tín hiệu túi tinh: nhóm A tăng tín hiệu trên T1W, giảm tín hiệu trên T2W (tương ứng với máu mới), nhóm B tăng tín hiệu trên cả T1W và T2W (tương đương với máu cũ) và nhóm C đồng tín hiệu trên T1W (không có chảy máu), từ đó tính độ nhạy của cộng hưởng từ trong chẩn đoán chảy máu túi tinh. Các nhóm tín hiệu này sẽ được so sánh với tình trạng của máu trong tinh dịch bệnh nhân XTM. Kết quả: tuổi trung bình của BN là 39,8±13, tuổi cao nhất 82, tuổi thấp nhất 21, lứa tuổi hay gặp nhất từ 30 đến 60 tuổi chiếm 62%. Có 15 BN bị thất lạc phiếu khám nên không đánh giá được tình trạng lâm sàng. Trong số 27 BN còn lại, có 16 BN lần đầu XTM, chiếm 59%, số còn lại XTM nhiều lần (≥2), chiếm 41%. Về tình trạng máu trong tinh dịch, chỉ có 22 bệnh nhân có khai thác rõ trong phiếu khám, trong đó có 9 BN có máu đỏ tươi, chiếm 41%, có 4 BN máu màu hồng, chiếm 18%, có 7 BN máu màu nâu, chiếm 32% và chỉ có 2 BN máu màu đen, chiếm 9%. Về tín hiệu túi tinh trên cộng hưởng từ, có 22 BN tín hiệu nhóm A chiếm 52%, có 8 BN tín hiệu nhóm B chiếm 19% và có 12 BN tín hiệu nhóm C chiếm 29%. Độ nhạy của cộng hưởng từ trong chẩn đoán chảy máu túi tinh là 71%. So sánh giữa tình trạng máu trong tinh dịch với nhóm tín hiệu túi tinh thấy ở nhóm A chủ yếu là máu nâu đỏ nhưng cũng thấy các loại máu khác, còn nhóm B chỉ có 2 loại là máu đỏ tươi và máu nâu đỏ. Kết luận: Xuất tinh máu là rối loạn thường gặp ở độ tuổi sinh hoạt tình dục. Tín hiệu của túi tinh trên cộng hưởng từ không phản ánh hoàn toàn tình trạng của máu trong tinh dịch. Tuy nhiên, CHT là phương pháp không xâm lấn có giá trị cao trong phát hiện chảy máu túi tinh ở bệnh nhân XTM.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chảy máu túi tinh, xuất tinh máu, cộng hưởng từ
Tài liệu tham khảo
2. Imaging findings of congenital anomalies of seminal vesicles; Ocal et al; Polish Journal of Radiology 2019; 84: e25-e31.
3. Magnetic Resonance Imaging Is Accurate to Detect Bleeding in the Seminal Vesicles in Patients With Hemospermia; Furuya et al. 2008 Urology 72 (4): 838- 842.
4. Hematospermia Evaluation at MR Imaging; Mittal et al. Radiographics 2016; 36:1373–1389
5. Clinical characteristics, etiology, management and outcome of hematospermia: a systematic review; Madhushankha et al. Am J Clin Exp Urol 2021;9(1):1-17