ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CHẾ PHẨM XỊT XOANG TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH

Nguyễn Thị Thu Hằng 1, Đào Thị Minh Châu 2,
1 Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của chế phẩm Xịt xoang trên bệnh nhân Viêm mũi xoang mạn tính. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, có đối chứng, so sánh trước sau điều trị, 60 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính, chia 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu điều trị bằng thuốc Xịt xoang, xịt mỗi bên mũi 1 nhát/lần, 4 lần/ngày, liên tục trong 14 ngày, nhóm chứng điều trị bằng Cephalexin 500mg x 4 viên/ ngày x 7 ngày và Pivalone 1% 10ml x 1 lọ xịt mỗi bên mũi 1 nhát/lần, 4 lần/ngày trong 14 ngày. Kết quả: Sau 14 ngày điều trị, bệnh nhân hết triệu chứng chảy mũi ở nhóm nghiên cứu (20%) nhiều hơn nhóm chứng (0%) (p < 0,05), tỷ lệ hết ngạt mũi của nhóm nghiên cứu (26,7%) cao hơn nhóm chứng (13,3%) (p < 0,05), điểm SNOT-20 của nhóm nghiên cứu (giảm từ 34,23 xuống 27,53) có xu hướng giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (giảm từ 27,53 xuống 22,06) (p < 0,05), điểm TNSS của nhóm nghiên cứu (giảm từ 8,80 ± 2,97 xuống 3,97 ± 1,87) có xu hướng giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (giảm từ 6,93 ± 1,93 xuống 5,03 ± 1,81) (p < 0,05). Kết luận: Điều trị Xịt xoang có hiệu quả tốt trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Kỳ (2005). Dược học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr46-49, tr116-118, tr175-180, tr443-446.
2. Ngô Ngọc Liễn (2006). Giản yếu Bệnh học Tai mũi họng. Nhà xuất bản Y học, tr185-189.
3. Ngô Ngọc Liễn (2000). Sinh lý niêm mạc đường hô hấp trên và ứng dụng. Nội san Tai Mũi Họng, 1, tr68–77.
4. Bhattacharyya N, Lee LN (2010). Evaluating the diagnosis of chronic rhinosinusitis based on clinical guidelines and endoscopy. Otolaryngol Head Neck Surg, 143(1):147-51.
5. Lund VJ, Kennedy DW (1997). Staging for rhinosinusitis. Otolaryngol Head Neck Surg, 117, 3(Part 2): S35-40.
6. Osguthrope JD, Hadley JA. Med clin North Am, 1999, Rhinosinustis, Current concepts in evaluation and management. Jan, 83 (1) 27-41.
7. Okubo K, Gotoh M, Asako M, Nomura Y, Togawa M. (2017) Efficacy and safety of bilastine in Japanese patients with perennial allergic rhinitis: A multicenter, randomized, double-blind, placebo-controlled, parallel-group phase III study. Allergol int, 66(1):97-105.
8. Allegrini A, Pavone D, Carluccio F (2017). A randomized controlled trial comparing a xyloglucan-based nasal spray with saline in adults with symptoms of rhinosinusitis. Cur Med Res Opin, 19:1-9.