NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI NGÁCH TRÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SOI BÓNG XOANG TRÁN DƯỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA DỤNG CỤ LIGHT SEEKER TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Mai Phương Trang 1,, Lê Minh Tâm 2, Nguyễn Hữu Dũng 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật xoang trán là phẫu thuật khó, dễ gây biến chứng các vùng lân cận. Dụng cụ Light Seeker giúp cho phẫu thuật viên xác định xoang trán một cách an toàn, hiệu quả. Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp soi bóng xoang trán dưới sự hỗ trợ của dụng cụ “PathAssist Light Seeker” trong phẫu thuật nội soi ngách trán. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 55 ngách trán (28 bệnh nhân) phẫu thuật nội soi ngách trán dưới sự hỗ trợ của dụng cụ “PathAssist Light Seeker”. Tất cả đều mở ngách trán thành công, không gây biến chứng ở hốc mắt và sàn sọ trước. Viêm xoang trán kèm các xoang khác (96,36%), viêm xoang trán đơn thuần (3,64%), bệnh tích thường gặp vùng ngách trán phù nề niêm mạc (65,5%), thoái polyp mũi (61,8%), sẹo dính (12,7%). Nhóm tế bào trước gồm tế bào Agger nasi (83,6%), tế bào trên Agger nasi (32,7%); tế bào trên Agger nasi trán (3,6). Nhóm tế bào sau gồm tế bào trên bóng (43,6%); tế bào sàng trên hốc mắt (40%); tế bào trên bóng trán (9,1%). Đường kính trung bình trước sau của lỗ thông xoang trán 7,35±2,01 mm. Kết luận: “PathAssist Light Seeker” giúp phẫu thuật viên định vị được vị trí đang can thiệp, tự tin hơn trong việc xác định và mở rộng lỗ thông xoang trán. Tuy nhiên, “PathAssist Light Seeker” không thể thay thế được kiến thức về giải phẫu, CT scan và kỹ năng phẫu thuật của phẫu thuật viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Luân Trần Viết (2013). "Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ngách trán với hệ thống hướng dẫn hình ảnh định vị ba chiều". Luận án tiến sĩ - Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Gheriani H., Al-Salman R., Habib A. R., et al. (2020). "Frontal Ostium Grade (FOG): A New Computer Tomography Grading System for Endoscopic Frontal Sinus Surgery". Otolaryngol Head Neck Surg, 163 (3), pp. 611-617.
3. Kubota K., Takeno S., Hirakawa K. (2015). "Frontal recess anatomy in Japanese subjects and its effect on the development of frontal sinusitis: computed tomography analysis". J Otolaryngol Head Neck Surg, 44 (1), pp. 21.
4. Park S. S., Yoon B. N., Cho K. S., et al. (2010). "Pneumatization Pattern of the Frontal Recess: Relationship of the Anterior-to-Posterior Length of Frontal Isthmus and/or Frontal Recess with the Volume of Agger Nasi Cell". Clin Exp Otorhinolaryngol, 3 (2), pp. 76-83.