KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DI CĂN NÃO CÓ ĐỘT BIẾN EGFR BẰNG THUỐC ỨC CHẾ TYROSINE KINASE THẾ HỆ 2 - AFATINIB

Nguyễn Thị Bích Phượng 1, Trương Thị Thảo Hiền2, Mai Thị Hồng Quỳnh 3, Nguyễn Hoàng Gia 3,
1 Bệnh viện K
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Bệnh viện ung bướu Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị afatinib (Giotrif) ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến EGFR. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, hồi cứu kết hợp tiến cứu. Từ 01/2019 đến tháng 12/2022 có 80 người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến gen EGFR nhạy cảm thuốc, được điều trị bằng afatinib tại Bệnh viện K; bệnh nhân được đánh giá mức độ đáp ứng theo “Tiêu chuẩn Đánh giá đáp ứng cho U đặc“ (RECIST 1.1 năm 2009), thời gian sống thêm theo phương pháp Kaplan-Meier. Kết quả: Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: Tỷ lệ bệnh nhân nữ giới 47,5%; không hút thuốc 56,3%; cao hơn so với các nghiên cứu về ung thư phổi nói chung. 37,5% bệnh nhân có triệu chứng thần kinh; bệnh nhân có chỉ số toàn trạng kém ECOG ≥ 2 chiếm 11,3%. Di căn não ≤ 3 ổ chiếm 73,7%; xạ trị toàn não chiếm 23,8%. 36,3% bệnh nhân được sử dụng liều 40mg khởi trị. Đột biến exon 19 chiếm 45%; đột biến hiếm chiếm 26,3%. Kết quả điều trị: Tỷ lệ đáp ứng tổn thương não 63,8%; tỷ lệ kiểm soát bệnh với tổn thương não là 88,8%. Thời gian STKTT trung bình là: 18,5±4,7 tháng (min: 2,3; max: 42,4). STKTT 24 tháng là: 46,8%. STKTT tại não trung bình là 16,1± 5,3 tháng (min: 3,5; max: 42,4). STKTT tại não tại thời điểm 24 tháng là 38,9%. Kết luận: Điều trị thuốc afatinib (Giotrif) là một lựa chọn trong ung thư phổi tế bào nhỏ di căn não có đột biến EGFR, với tỷ lệ kiểm soát bệnh cao và thời gian sống thêm bệnh không tiến triển được cải thiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Agency for Research on Cancer World Health Organization (2018), GLOBOCAN 2018: Estimated Cancer Incidence, Mortality and Prevalence Worldwide in 2018. Lung Cancer, truy cập ngày-2018, tại trang web http://globocan.iarc.fr/Pages/fact_sheets_cancer.aspx.
2. Sung H., Ferlay J., Siegel R. L. et al (2021), Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries, CA Cancer J Clin. 71(3), 209-249.
3. Ballard P., Yates J. W., Yang Z. et al (2016), Preclinical Comparison of Osimertinib with Other EGFR-TKIs in EGFR-Mutant NSCLC Brain Metastases Models, and Early Evidence of Clinical Brain Metastases Activity, Clin Cancer Res. 22(20), 5130-5140.
4. Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, Bộ Y tế, chủ biên, Bộ Y tế - Cục quản lý khám chữa bệnh, Hà Nội.
5. Trần Văn Thuấn, Lê Văn Quảng, Nguyễn Tiến Quang (2019), “Ung thư phổi”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư, 176-187.
6. Yang J. C., Wu Y. L., Schuler M. et al (2015), Afatinib versus cisplatin-based chemotherapy for EGFR mutation-positive lung adenocarcinoma (LUX-Lung 3 and LUX-Lung 6): analysis of overall survival data from two randomised, phase 3 trials, Lancet Oncol. 16(2), 141-51.
7. Park K., Tan E. H., O'Byrne K. et al (2016), Afatinib versus gefitinib as first-line treatment of patients with EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (LUX-Lung 7): a phase 2B, open-label, randomised controlled trial, Lancet Oncol. 17(5), 577-89.
8. Su P. L., Wu Y. L., Chang W. Y. et al (2018), Preventing and treating brain metastases with three first-line EGFR-tyrosine kinase inhibitors in patients with EGFR mutation-positive advanced non-small cell lung cancer, Ther Adv Med Oncol. 10, 1758835918797589.
9. Harvey R. D., Adams V. R., Beardslee T. et al (2020), Afatinib for the treatment of EGFR mutation-positive NSCLC: A review of clinical findings, J Oncol Pharm Pract. 26(6), 1461-1474.
10. Paz-Ares L., Tan E. H., O'Byrne K. et al (2017), Afatinib versus gefitinib in patients with EGFR mutation-positive advanced non-small-cell lung cancer: overall survival data from the phase IIb LUX-Lung 7 trial, Ann Oncol. 28(2), 270-277.