ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT GAN ĐIỀU TRỊ SỎI TRONG GAN VÀ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA SỎI TRONG GAN CÓ SỬ DỤNG NỘI SOI ĐƯỜNG MẬT BẰNG ỐNG MỀM

Thái Nguyễn Hưng 1,
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

- Mục tiêu nghiên cứu: NC tiến cứu trên 31 trường hợp phẫu thuật cắt gan điều trị sỏi trong gan và các biến chứng của sỏi trong gan:apxe gan đường mật, chảy máu đường mật (CMĐM), hẹp đường mật... có sử dụng nội soi đường mật  (NSĐM) bằng ống soi mềm kết hợp với tán sỏi điện thủy lực (TSĐTL). Mô tả các đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng của sỏi trong gan và các biến chứng do sỏi ,các chỉ định cắt gan và đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan có NSĐM trong mổ. - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (NC): + Tất cả những trường hợp được chẩn đoán sỏi trong gan và/hoặc các biến chứng của sỏi trong gan,được điều trị phẫu thuật cắt gan tại khoa phẫu thuật cấp cứu bụng, BV Việt Đức có sử dụng NSĐM bằng ống soi mềm. - Phương pháp NC: Phương pháp mô tả tiến cứu. - Kết quả nghiên cứu: + Có 31 BN đủ tiêu chuẩn được đưa vào NC trong đó nữ 24 BN (77,4%),nam 7 BN (22,6%), tuổi TB 44,5 ± 12,7 (từ 18-73 t).Có 28/31 BN (90,3% ) làm nghề nông và ở nông thôn, 3 BN (9,7 %) ở thành thị. Có 14/31 BN (45,2%) đã mổ mật  1 lần; 38,7% có tiền sử (TS) giun chui ống mật. Triệu chứng lâm sàng: 45,1% đau DSP, sốt, vàng da từng đợt, 25,8% đau DSP và vàng da, 25,8% đau DSP, 3,3% đau DSP và sốt. Xét nghiêm BC > 10.000/1mm3 chiếm 14/31 BN (45,2%);100% VSS tăng,14/31 BN 45,2%) bilirubile tăng. 100% là sỏi OMC phối hợp với sỏi trong gan hoặc sỏi gan đơn thuần. Cấy mật có 71,0% có VK. Có 23/31 BN (74,2%) chỉ đinh cắt gan có liên qua đến hẹp đường mật từ ống gan, PT, HPT. 14/31 BN (45,1 %) cắt gan có liên quan đến apxe gan đường mật. 22/31 BN (71,0%) cắt thùy gan trái,1 BN cắt thùy gan giữa, 1 BN cắt gan trái,1 BN cắt gan trái mở rộng sang phân thùy trước ( PTT), 6 BN cắt hạ phân thùy ( HPT), (3 BN HPTIII, 3 BN HPTVIII). Có 4 BN cắt gan dochảy máu đường mật ( CMĐM) phối hợp với apxe gan đường mật. Chụp đường mật qua kehr  tỷ lệ sạch sỏi  24/31 BN (77,42%),7 BN còn sỏi trong gan (1 BN còn sỏi PTT, 1 BN còn sỏi PTS, 5 BN còn sỏi ở HPT). + Không có TV trong và sau mổ: + Biến chứng: 4/31 BN (12,9%) trong đó 2 BN apxe dưới hoành, rò mật được luồn sond hút và điều trị nội, 1 BN chảy máu mỏm cắt gan mổ lại khâu cầm máu. 1 BN tắc ruột sớm sau mổ. - Kết luận: + Phẫu thuật cắt gan điều trị sỏi trong gan và/ hoặc các biến chúng do sỏi có sử dụng NSĐM bằng ống soi mềm  góp phần xử trí triệt để sỏi khu trú sau hẹp đường mật, lấy sỏi và TSĐTL không hết và các biến chứng nặng như apxe gan đường mật, chảy máu đường mật, hẹp đường mật... +74,2% các trường hợp chỉ đinh cắt gan có liên quan đến hẹp đường mật từ ống gan, ống phân thùy (PT), HPT; 45,1% BN cắt gan có liên quan đến apxe gan đường mật. Có 4 BN cắt gan do CMĐM phối hợp với apxe gan đường mật (4/31 BN, 12,9%); 71,0% cắt thùy gan trái; 6 BN cắt HPT (19,4%), 1 BN cắt gan trái, 1 BN cắt gan trái mở rộng (PTT),1 BN cắt thùy gan giữa. Tỷ lệ sạch sỏi  77,42%, tỷ lệ còn sỏi trong gan mức PT và HPT 22,58%. Không có sót sỏi ở ống mật chủ và các ống gan. Không có BN tử vong, tỷ lệ biến chứng là 12,9%.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thái Nguyên Hưng, Hà Văn Quyết, Nguyễn Văn Huy (2009): "Những thay đổi giải phẫu đường mật trong gan ứng dụng trong nội soi đường mật", Y học thực hành 7, trang 93-94
2. Thái Nguyên Hưng, Trịnh Văn Tuấn: Điều trị phẫu thuật chảy máu đường mật do sỏi có sử dụng nội soi đường mật bằng ống soi mềm. Tạp chí nghiên cứu Y học, 83(3), 63-67, 2013.
3. Thái Nguyên Hưng: Chẩn đoán và điều trị hẹp đường mật qua nội soi đường mật bằng ống soi mềm. Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, số 31 (VIII), 2020-2029, 2013
4. Đỗ Kim Sơn, Vũ Anh Dũng, Đỗ Mạnh Hùng (1988): "Kết quả điều trị chảy máu đường mật tại BV Việt Đức (1979-1987)", Ngoại khoa 16(1)1-5.
5. Trần Đình Thơ (2006): Nghiên cứu ứng dụng siêu âm kết hợp với nội soi đường mật trong mổ để điều trị sỏi trong gan. Luận án tiến sỹ Y học, Hà Nội
6. Tôn Thất Tùng (1984): "Chảy máu đường mật miền nhiệt đới", Một số công trinh nghiên cứu khoa học, NXB Y học, trang 266-275.
7. Chen MF: "Percutaneous transhepatic removal of common bile duct and intrahepatic duct stones with a fibreoptic choledochoscope". Gastrointertinal endoscopy 5(32), 347-349, 1986.
8. Choi TK,Wong J,G.B.Ong: The surgcal management of primary intrahepatic stones. Br.J.Surg. Vol.69 (1982)86-90.
9. Choi Tk,Choi S: "Intraoperative flexible choledochoscopy for intrahepatic and extrahepatic calculi", Surgery (101), 571-576, 1987
10. Choi TK,Wong J: Current management of intrahepatic stones. World.J.Surg. 14, 487-491, 1990.
11. Fan ST, Edward C.S: "Hepatic resection for hepatolithiasis", Archives of Surgery, 9(128), 1070-1074, 1993.