ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ RUNG NHĨ

Nguyễn Huy Ngọc 1,2, Bùi Thị Thu Hà 1, Nguyễn Đăng Tố 1,
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
2 Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và phân tích một số yếu tố tiên lượng nhồi máu não ở bệnh nhân có rung nhĩ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 38 bệnh nhân được chẩn đoán Nhồi máu não có rung nhĩ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ 1/2022 đến 9/2022. Kết quả: Hầu hết các bệnh nhân đều có nguy cơ đột quỵ cao trước đợt bệnh này, với điểm CHA2S2D-VASc ≥ 2 chiếm 68.4%. Hình ảnh cộng hưởng từ sọ não: Nhồi máu não diện rộng chiếm tỷ lệ 47.4%, tổn thương trong vùng chi phối của động mạch cảnh trong và động mạch não giữa chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 42.1%), thường là tổn thương nhiều ổ trong một vùng lãnh thổ mạch máu. Một số yếu tố tiên lượng kết cục xấu ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ bao gồm: Điểm NIHSS >11 tại thời điểm vào viện, điểm Glasgow ≤13 tại thời điểm vào viện, hình ảnh tổn thương nhồi máu não diện rộng, biến chứng nhồi máu não chuyển dạng chảy máu và biến chứng viêm phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Johnson CO, Nguyen M, Roth GA, Nichols E, Alam T, Abate D, et al. Global, regional, and national burden of stroke, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. The Lancet Neurology. 2019;18(5):439-58.
2. Potpara T, Dagres N, Arbelo E, Bax J, Blomstrom-Lundqvist C. 2020 ESC guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the european Association of Cardio-Thoracic Surgery (EACTS). Eur Heart J. 2021;42:373-498.
3. Võ Hoàng Khôi, Lê Thị Thúy Hồng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não của bệnh nhân nhồi máu não có bệnh lý tim mạch. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;512(2).
4. Hannon N, Sheehan O, Kelly L, Marnane M, Merwick A, Moore A, et al. Stroke associated with atrial fibrillation–incidence and early outcomes in the north Dublin population stroke study. Cerebrovascular Diseases. 2010;29(1):43-9.
5. Akanksha WG, Paramdeep K, Gagandeep S, Rajinder B, Birinder SP, Monika S, et al. Clinical features, risk factors, and short-term outcome of ischemic stroke, in patients with atrial fibrillation: Data from a population-based study. Annals of Indian Academy of Neurology. 2017;20(3):289.
6. Tanaka K, Yamada T, Torii T, Furuta K, Matsumoto S, Yoshimura T, et al. Pre-admission CHADS2, CHA2DS2-VASc, and R2CHADS2 scores on severity and functional outcome in acute ischemic stroke with atrial fibrillation. Journal of Stroke Cerebrovascular Diseases. 2015;24(7):1629-35.
7. Giralt-Steinhauer E, Cuadrado-Godia E, Ois A, Jiménez-Conde J, Rodríguez-Campello A, Planellas L, et al. CHA 2 DS 2-VASc score and prognosis in ischemic strokes with atrial fibrillation. Journal of neurology. 2012;259:745-51.
8. Nguyễn Duy Trinh. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1, 5 Tesla trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não giai đoạn cấp tính 2021.
9. Alkhouli M, Alqahtani F, Aljohani S, Alvi M, Holmes DR. Burden of atrial fibrillation–associated ischemic stroke in the United States. JACC: Clinical Electrophysiology. 2018;4(5):618-25.