ĐẶC ĐIỂM VI SINH VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI SINH VẬT TRONG BỆNH VIÊM THẬN BỂ THẬN SINH KHÍ

Vũ Đức Huy 1,, Ngô Xuân Thái 1,2, Thái Minh Sâm 1,2, Nguyễn Thành Tuân 2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm thận bể thận sinh khí (VTBTSK) là bệnh lí hiếm gặp, cấp tính, đe doạ tính mạng của bệnh nhân. Các vi khuẩn gram âm đường ruột như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae  là các tác nhân gây bệnh thường gặp. Tại thời điểm nhập viện, khi chưa có kết quả kháng sinh đồ, việc chọn lựa kháng sinh theo kinh nghiệm, phù hợp với đặc điểm của từng bệnh nhân và tình trạng đề kháng kháng sinh tại địa phương là quan trọng và cần thiết góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong của bệnh. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi sinh và tình hình đề kháng kháng sinh của các chủng vi sinh vật trong bệnh viêm thận bể thận sinh khí (VTBTSK). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp VTBTSK tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2019. Kết quả: Có 176 TH VTBTSK được ghi nhận. Tỉ lệ cấy dương tính trong các mẫu cấy nước tiểu, máu và mủ lần lượt là 40,9%; 23,5% và 66,2%. E. coli là tác nhân thường gặp nhất trong bệnh VTBTSK (83,3%), tiếp theo là K. pneumoniae (9,9%) và Enterococcus faecalis (1,5%). Có 2 TH VTBTSK do nấm Candida được ghi nhận. Trong các mẫu cấy dương tính, tỉ lệ nhạy cảm với kháng sinh nhóm quinolone và các cephalosporin thế hệ 3 - 4 dưới 30% đối với E. coli và từ 40 - 60% đối với K. pneumoniae. Nhóm carbapenem là kháng sinh còn đạt hiệu quả cao (trên 90%). Tỉ lệ vi khuẩn tiết men β-lactamase phổ rộng (ESBL) là 57,5%. Kết luận: E.coli và K.pneumoniae là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất.  Đề kháng kháng sinh là một vấn đề cần được quan tâm. Các bác sĩ lâm sàng cần lưu ý việc sử dụng kháng sinh trên lâm sàng theo đúng phác đồ nhằm kéo dài thời gian các kháng sinh còn hiệu lực, tránh gia tăng tỉ lệ kháng thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Thanh Nga. Tác nhân gây nhiễm trùng tiểu và tình hình đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy 2013. Y học TP Hồ Chí Minh. 2014;18(4):4.
2. Ngô Xuân Thái, Vũ Đức Huy, Hoàng Khắc Chuẩn, Thái Kinh Luân (2014) "Báo cáo 22 trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu nặng: viêm thận bể thận sinh khí tại bệnh viện Chợ Rẫy". Y học thành phố Hồ Chí Minh, 18 (4), 59-65.
3. Aboumarzouk O. M., Hughes O., Narahari K., Coulthard R., Kynaston H., Chlosta P., et al. (2014) "Emphysematous pyelonephritis: Time for a management plan with an evidence-based approach". Arab Journal of Urology, 12 (2), 106-115.
4. Hsueh PR, Hoban DJ, Carmeli Y, et al. Consensus review of the epidemiology and appropriate antimicrobial therapy of complicated urinary tract infections in Asia-Pacific region. J Infect. Aug 2011;63(2):114-23. doi:10.1016/ j.jinf.2011.05.015
5. Lu Y-C, Hong J-H, Chiang B-J, et al. Recommended Initial Antimicrobial Therapy for Emphysematous Pyelonephritis: 51 Cases and 14-Year-Experience of a Tertiary Referral Center. Medicine. 2016;95(21):e3573. doi:10.1097 /md.0000000000003573
6. Morrissey I, Hackel M, Badal R, Bouchillon S, Hawser S, Biedenbach D. A Review of Ten Years of the Study for Monitoring Antimicrobial Resistance Trends (SMART) from 2002 to 2011. Pharmaceuticals (Basel). Nov 1 2013;6(11):1335-46. doi:10.3390/ph6111335
7. Somani B. K., Nabi G., Thorpe P., Hussey J., Cook J., N'Dow J. (2008) "Is percutaneous drainage the new gold standard in the management of emphysematous pyelonephritis? Evidence from a systematic review". J Urol, 179 (5), 1844-1849.