TỈ LỆ TRẦM CẢM TRÊN BỆNH NHÂN MSM ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM BỆNH NHIỆT ĐỚI, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Đoàn Thu Trà 1,, Đỗ Duy Cường 1,2
1 Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trầm cảm là một trong những vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến trên bệnh nhân HIV/AIDS, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân nam quan hệ đồng giới. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tỉ lệ xuất hiện triệu chứng trầm cảm theo thang đo BDI-II (Beck Depression Inventory-II instrument) trên các bệnh nhân nam quan hệ đồng giới (MSM) điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ 18 tuổi trở lên, có báo cáo quan hệ tình dục đồng giới hoặc cả hai giới và đăng ký khám và điều trị tại Phòng khám ngoại trú, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian nghiên cứu (6/2018 – 12/2018). Thang đo BDI-II là công cụ được sử dụng để đo lường các triệu chứng trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu. Bộ công cụ này bao gồm 21 câu hỏi do bệnh nhân tự trả lời, trong đó, tương ứng vỡi mỗi câu hỏi là một thang điểm từ 0 – 3 điểm (0- tương ứng với không có triệu chứng và 3- tương ứng với triệu chứng nặng). Tổng điểm của 21 câu hỏi dao động từ 0 đến 63 điểm, với 14-19 điểm là trầm cảm nhẹ, 20-28 điểm là trầm cảm mức độ trung bình và từ 28 điểm trở lên là trầm càm nặng. Kết quả nghiên cứu: Tổng cộng có 56 bệnh nhân MSM đồng ý tham gia vào nghiên cứu, trong đó phần lớn ở độ tuổi trẻ (tỉ lệ bệnh nhân từ 18 – 35 tuổi chiếm trên 80% mẫu nghiên cứu). Ước tính có trên ½ bệnh nhân không chia sẻ hành vi tình dục và tình trạng nhiễm HIV với gia đình hoặc bạn bè (tỉ lệ lần lượt là 55,3% và 42,8%). Lý giải nguyên nhân phần lớn cho tình trạng không công khai trên các bệnh nhân là lo sợ ảnh hưởng đến gia đình (chiếm 67,9%) và lo sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử (chiếm 48,2%). Sử dụng thang đo BDI-II, kết quả nghiên cứu cho thấy có 10,7% bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm, trong đó có 5,4% có triệu chứng trầm cảm nặng. Điểm trung vị của BDI-II là 6,5 (IQR=3,5 – 11). Các triệu chứng trầm cảm đáng chú ý ở bệnh nhân bao gồm, chán nản (66,1%), mất hứng thú tình dục (57,1%), cảm thấy mệt mỏi (46,4%), lo sợ về tương lai (42,9%), cảm thấy tội lỗi (42,9%), thất vọng (41,1%) và cảm thấy như bị trừng phạt (41,1%). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ có triệu chứng trầm cảm trên bệnh nhân MSM nhiễm HIV/AIDS ở mức trung bình. Kết quả này gợi ý lồng ghép liệu pháp tâm lý và chăm sóc sức khỏe tâm thần là cần thiết để cải thiện sức khỏe của đối tượng MSM nhiễm HIV/AIDS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 354 diseases and injuries for 195 countries and territories, 1990-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. Lancet, 2018. 392(10159): p. 1789-1858.
2. Ciesla, J.A. and J.E. Roberts, Meta-analysis of the relationship between HIV infection and risk for depressive disorders. Am J Psychiatry, 2001. 158(5): p. 725-30.
3. Hartzell, J.D., I.E. Janke, and A.C. Weintrob, Impact of depression on HIV outcomes in the HAART era. J Antimicrob Chemother, 2008. 62(2): p. 246-55.
4. VAAC, Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. 2017.
5. Tran, B.X., et al., Depression and Quality of Life among Patients Living with HIV/AIDS in the Era of Universal Treatment Access in Vietnam. International journal of environmental research and public health, 2018. 15(12): p. 2888.
6. Thai, T.T., et al., Symptoms of Depression in People Living with HIV in Ho Chi Minh City, Vietnam: Prevalence and Associated Factors. AIDS and behavior, 2018. 22(Suppl 1): p. 76-84.
7. Kim, M.H., et al., Prevalence of depression and validation of the Beck Depression Inventory-II and the Children's Depression Inventory-Short amongst HIV-positive adolescents in Malawi. Journal of the International AIDS Society, 2014. 17(1): p. 18965-18965.
8. Tao, J., et al., Relationship of Stigma and Depression Among Newly HIV-Diagnosed Chinese Men Who Have Sex with Men. AIDS and behavior, 2017. 21(1): p. 292-299.