KỸ THUẬT MỞ THÔNG DẠ DÀY QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG

Đặng Quốc Ái 1,2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mở thông dạ dày được thực hiện khi cần nuôi dưỡng bệnh nhân qua đường tiêu hóa nhưng không ăn uống được bằng đường miệng. Ngày nay mở thông dạ dày hầu hết được thực hiện qua nội soi nhưng không phải trường hợp nào cũng thực hiện được. Để nuôi dưỡng cho những bệnh nhân ung thư thực quản cần hóa xạ trị tiền phẫu và sử dụng dạ dày thay thế thực quản khi tiến hành cắt bỏ thực quản sau xạ trị, chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật mổ nội soi mở thông dạ dày bằng cách tạo ống thông từ mặt trước thân – đáy vị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu can thiệp tiến cứu trên nhóm đối tượng bệnh nhân ung thư thực quản có chỉ định hóa xạ trị tiền phẫu và khối u lớn không thực hiện mở thông dạ dày được qua nội soi. Kết quả: Trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022 chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật nội soi mở thông dạ dày cho 5 bệnh nhân ung thư thực quản một phần ba dưới giai đoạn bệnh cT3N0M0. Những bệnh nhân này có đặc điểm không ăn uống được bằng đường miệng do khối u lớn làm tắc nghẽn lòng thực quản. Kết quả phẫu thành công ở tất cả bệnh nhân, thời gian phẫu thuật từ 20 đến 45 phút. Không có trường hợp nào xảy ra tai biến và biến chứng. Bệnh nhân được cho ăn lại sau 24 giờ và chuyển khoa hóa xạ trị sau 3 đến 4 ngày để tiến hành hóa xạ trị tền phẫu. Kết luận: Phẫu thuật nội soi mở thông dạ dày bằng cách tạo ống thông từ mặt trước thân – đáy vị là một kỹ thuật an toàn, thời gian mổ nhanh và hồi phục sau mổ sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mizrahi I, Garg M, Divino CM, Nguyen S. Comparison of laparoscopic versus open approach to gastrostomy tubes. JSLS: Journal of the Society of Laparoendoscopic Surgeons. Jan-Mar 2014; 18(1):28-33. doi:10.4293/108680813X13693422520927
2. Ponsky JL. Percutaneous endoscopic gastrostomy: after 40 years. Gastrointestinal endoscopy. May 2021;93(5):1086-1087. doi:10.1016/ j.gie.2020.09.036
3. Yasin JT, Schuchardt PA, Atkins N, et al. CT-guided gastrostomy tube placement-a single center case series. Diagnostic and interventional radiology. Sep 2020;26(5):464-469. doi:10.5152/dir.2020.19471
4. Sayadi Shahraki M, Berjis N, Bighamian A, Mahmoudieh M, Shahabi Shahmiri S, Sheikhbahaei E. Minimally invasive technique for gastrostomy tube insertion: A novel laparoscopic approach. Asian journal of endoscopic surgery. Oct 2020;13(4):610-613. doi:10.1111/ ases.12780
5. Hsieh JS, Wu CF, Chen FM, Wang JY, Huang TJ. Laparoscopic Witzel gastrostomy--a reappraised technique. Surgical endoscopy. May 2007;21(5):793-7. doi:10.1007/s00464-006-9018-6
6. Tanaka T, Ueda T, Yokoyama T, et al. Laparoscopic Percutaneous Endoscopic Gastrostomy Is Useful for Elderly. JSLS: Journal of the Society of Laparoendoscopic Surgeons. Apr-Jun 2019;23(2)doi:10.4293/JSLS.2019.00011
7. Lotti M, Carrara G, Lovece A, Giulii Capponi M. Laparoscopic tubularized continent gastrostomy: an alternative to tube gastrostomies. Updates in surgery. Sep 2020; 72(3):901-905. doi:10.1007/s13304-020-00795-6
8. Tebala GD, Bond-Smith G. Laparoscopic tubularized gastrostomy: a valid alternative to percutaneous endoscopic gastrostomy. Updates in surgery. Apr 2021;73(2):779-780. doi:10.1007/s13304-020-00849-9
9. Mahawongkajit P, Techagumpuch A, Limpavitayaporn P, et al. Comparison of Introducer Percutaneous Endoscopic Gastrostomy with Open Gastrostomy in Advanced Esophageal Cancer Patients. Dysphagia. Feb 2020;35(1):117-120. doi:10.1007/s00455-019-10017-w
10. Fabbi M, Hagens ERC, van Berge Henegouwen MI, Gisbertz SS. Anastomotic leakage after esophagectomy for esophageal cancer: definitions, diagnostics, and treatment. Diseases of the esophagus : official journal of the International Society for Diseases of the Esophagus. Jan 11 2021; 34(1)doi: 10.1093/ dote/doaa039