ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH CHẬU ĐÙI MẠN TÍNH CÓ THIẾU MÁU CHI TRẦM TRỌNG

Lâm Văn Nút 1,, Nguyễn Hữu Tường 1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh động mạch chi dưới mạn tính có thiếu máu chi trầm trọng mang lại một gành nặng rất lớn đến y tế, bao gồm tỉ lệ tử vong và tỉ lệ tàn phế do cắt cụt chi cao. Đối với tổn thương phối hợp hai tầng động mạch chậu đùi thì phương pháp điều trị kinh điển là phẫu thuật làm cầu nối. Can thiệp nội mạch đang là xu hướng mới điều trị bệnh lý này. Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị hẹp động mạch chậu đùi mạn tính có thiếu máu chi trầm trọng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca các bệnh nhân hẹp động mạch chậu đùi mạn tính có thiếu máu chi trầm trọng, được điều trị can thiệp nội mạch tại khoa Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2016 – 02/2020. Kết quả: 43 bệnh nhân (45 chi can thiệp) có tuổi trung bình 71.4 ± 10.9, nam giới chiếm đa số, 100% có thiếu máu chi trầm trọng, tổn thương TASC C,D chiếm 77.8% ở tầng chậu và 82.2% ở tầng đùi. Tỉ lệ thành công về kỹ thuật là 93.3%, tỉ lệ biến chứng là 11.1%. Theo dõi sau 1 năm, tỉ lệ cải thiện về mặt lâm sàng 94.7%, thành cồn về mặt huyết động 89.5%, tỉ lệ sống còn 92.5%, tỉ lệ bảo tồn chi 97.6%. Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị hẹp động mạch chậu đùi mạn tính có thiếu máu chi trầm trọng có tỉ lệ thành công cao và an toàn.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Thị Thu Hương, "Cập nhật khuyến cáo 2010 của hội tim mạch Việt Nam về chẩn đoán và điều trị Bệnh động mạch chi dưới", Viện tim mạch Việt Nam, 2010, Hà Nội, tr. 4.
2. Ghoneim B., et al., "Management of critical lower limb ischemia in endovascular era: experience from 511 patients", The International journal of angiology: official publication of the International College of Angiology, 2014, Inc, 23(3), pp. 197.
3. Jongkind V., et al., "A systematic review of endovascular treatment of extensive aortoiliac occlusive disease", Journal of vascular surgery, 2010, 52(5), pp. 1376-1383.
4. Kobayashi N., et al., "Predictors of non‐healing in patients with critical limb ischemia and tissue loss following successful endovascular therapy", Catheterization and Cardiovascular Interventions, 2015, 85(5), pp. 850-858.
5. Marston W. A., et al., "Natural history of limbs with arterial insufficiency and chronic ulceration treated without revascularization", Journal of vascular surgery, 2006, 44(1), pp. 108-114.
6. Norgren L., et al., "Inter-society consensus for the management of peripheral arterial disease (TASC II)", Journal of vascular surgery, 2007, 45(1), pp. 5-67.
7. Ortiz D., et al., "Access site complications after peripheral vascular interventions: incidence, predictors, and outcomes", Circulation: Cardiovascular Interventions, 2014, 7(6), pp. 821-828.
8. Soga Y., et al., "Comparison of clinical outcome after bypass surgery vs. endovascular therapy for infrainguinal artery disease in patients with critical limb ischemia", Circulation Journal, 2013, pp. CJ-13-0020.