CĂN NGUYÊN VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Kim Thư 1,, Nguyễn Danh Đức 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Đại học y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 162 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi liên quan thở máy điều trị tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 1/2020 đến 5/2022. Kết quả: - Trong số 162 bệnh nhân nghiên cứu có 148 bệnh nhân có kết quả cấy đờm dịch phế quản dương tính với vi khuẩn (chiếm 91,4%). -A. baumannii là căn nguyên gây bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (32,8%), tiếp đến là K. pneumoniae (21,6%), S. aureus (12,1%), P. aeruginosa (9,9%) và E. coli (7,8%). - A. baumannii ở nhóm viêm phổi liên quan thở máy muộn chiếm tỷ lệ là 36,1% cao hơn ở nhóm viêm phổi liên quan thở máy sớm (27,3%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Căn nguyên chủ yếu gây viêm phổi liên quan thở máy là A.baumannii và K. pneumoniae. Cần đặc biệt lưu ý căn nguyên A.baumannii ở bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy muộn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kalil AC, Metersky ML, Klompas M, et al. Management of Adults With Hospital-acquired and Ventilator-associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. Clinical infectious diseases: an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2016;63(5):e61-e111.
2. Hội Hô Hấp và Hội Hồi Sức Chống Độc Việt Nam. Khuyến Cáo Chẩn Đoán và Điều Trị Viêm Phổi Bệnh Viện/ Viêm Phổi Liên Quan Thở Máy. Nhà Xuất Bản y Học; 2017.
3. Hoàng Khánh Linh. Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2017-2018: Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội; 2018.
4. Dongol S, Kayastha G, Maharjan N, et al. Epidemiology, etiology, and diagnosis of health care acquired pneumonia including ventilator-associated pneumonia in Nepal. PloS one. 2021;16(11):e0259634.
5. Djordjevic ZM, Folic MM, Jankovic SM. Distribution and antibiotic susceptibility of pathogens isolated from adults with hospital-acquired and ventilator-associated pneumonia in intensive care unit. J Infect Public Health. 2017;10(6):740-744.
6. Feng DY, Zhou YQ, Zou XL, et al. Differences in microbial etiology between hospital-acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia: a single-center retrospective study in Guang Zhou. Infection and drug resistance. 2019; 12:993-1000.
7. Nguyễn Văn Dũng và Phạm Thái Dũng. Căn nguyên vi sinh và kháng kháng sinh ở người bệnh viêm phổi liên quan đến thở máy được điều trị tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;Số 1 tháng 9(518):225-230.
8. Trần Hữu Thông. Nghiên cứu căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy và hiệu quả dự phòng biến chứng này bằng phương pháp hút dịch liên tục hạ thanh môn: Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội; 2014.