NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CHẢY MÁU DƯỚI NHỆN DO VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA

Nguyễn Quang Thành 1,, Nguyễn Thế Hào1, Phạm Quỳnh Trang1, Phạm Văn Cường 1, Vũ Tân Lộc 1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phẫu thuật chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não giữa. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 41 bệnh nhân chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não giữa phẫu thuật tại Bệnh Viện Bạch Mai từ tháng 06 năm 2021 đến tháng 06 năm 2022. Kết quả: 41 bệnh nhân tuổi trung bình 55,9 ± 11,9, tỷ lệ nam: nữ » 2:3. Các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật: Đặc điểm bệnh nhân; Nhóm dưới 30 tuổi tỷ lệ tốt 100%, Nhóm tuổi trên 60t tỉ lệ tốt 41,7%; Độ lâm sàng: Kết quả điều trị tốt độ I 100%, xấu (độ IV,V) lần lượt 23,5% và 60%; Đặc điểm hình ảnh: Mức độ chảy máu dưới nhện theo Fischer cải tiến độ I,II kết quả tốt lần lượt 100% và 75%, độ III,IV kết quả xấu lần lượt 7,2% và 33,4%. Kích thước túi phình nhỏ kết quả điều trị tốt 63,6%, túi phình lớn kết quả trung bình 42,1% và xấu 31,6%. Kích thước cổ túi phình hẹp kết quả tốt 66,7%, rộng kết quả trung bình 52,5% và xấu 29,5%; Đặc điểm phẫu thuật: Vỡ trong mổ kết quả trung bình và xấu 33,3% và 50%, không vỡ kết quả tốt 58,6%. Kẹp động mạch mang tạm thời: Không kẹp kết quả tốt 62,5%, có kẹp kết quả tốt 20% và xấu 28%. Kết luận: Kết quả điều trị tốt gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân có độ tuổi thấp, tình trạng lâm sàng trước phẫu thuật tốt, phân độ CMDN theo Fischer thấp, kích thước túi phình nhỏ, cổ túi phình hẹp, bệnh nhân không có vỡ túi phình trong mổ hoặc kẹp động mạch mang tạm thời trong mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Sơn (2010), “Nghiên cứu lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và điều trị vi phẫu kẹp túi phình động mạch trên lều đã vỡ”, Luận án tiến sỹ Y học, Học Viện Quân Y.
2. Nguyễn Thị Thủy (2018), “Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phẫu thuật ở bệnh nhân phình động mạch não vỡ”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
3. Ali J. Ghods, Demetrius Lopes, and Michael Chen, (2012), “Gender Differences in Cerebral Aneurysm Location”, Fronties in neurology,3,78.
4. Gorbran Taha (2015). Factors associated with outcomes in ruptured aneurysmal patients. Romanian Neurosurg, 29, 103-110
5. Mocco J, Ricardo J.K, Sean D.L (2004), “The natural history of unruptured intracranial aneurysms”, Neurosurg Focus, vol 17, November.