MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Cao Thanh Ngọc 1,, Ngô Tuấn Anh 2, Bùi Đăng Khoa 3
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM
3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa loãng xương với hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả thực hiện trên 239 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) đến khám tại phòng khám Nội cơ xương khớp và phòng khám Lão khoa, bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021. Các bệnh nhân được ghi các thông tin về nhân khẩu học, các triệu chứng lâm sàng, khám lâm sàng, các xét nghiệm bao gồm đường huyết đói, lipid máu và kết quả đo mật độ xương. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 239 bệnh nhân, trong 94 bệnh nhân loãng xương (39,3%) và 145 bệnh nhân không loãng xương (60,7%). Ngoài ra, nghiên cứu còn ghi nhận có 178  nữ (77,5%) và 61 nam (22,5%). Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ loãng xương ở nhóm có HCCH cao hơn so với nhóm không có HCCH (51,7% so với 39,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong đó nữ giới với HCCH có tỉ lệ loãng xương là 52,9% và cao hơn so với nhóm không có HCCH với tỉ lệ loãng xương là 36,8% (p = 0,033). Ở nam giới, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ loãng xương ở nhóm có và không có HCCH lần lượt là 18,8% và 20%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,914. Kết luận: Tỉ lệ loãng xương ở người cao tuổi có HCCH là khá cao (51,7%). Trong đó nữ giới với HCCH có tỉ lệ loãng xương cao gấp 2,8 lần so với nữ giới không có HCCH (OR = 2,8; p = 0,029). Nghiên cứu không ghi nhận mối liên quan này ở nam giới (OR = 0,87; p = 0,894).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Thị Đoan Trinh (2018), "Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân trên 50 tuổi tại khoa Điều trị đau-Vật lý trị liệu-Y học cổ truyền Bệnh Viện Trưng Vương". Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh, 22 (6), tr. 47-54.
2. Chen D. Z., Xu Q. M., Wu X. X., et al. (2018), "The Combined Effect of Nonalcoholic Fatty Liver Disease and Metabolic Syndrome on Osteoporosis in Postmenopausal Females in Eastern China". Int J Endocrinol, 2018, pp. 2314769
3. Chin K. Y., Chan C. Y., Subramaniam S., et al. (2020), "Positive association between metabolic syndrome and bone mineral density among Malaysians". Int J Med Sci, 17 (16), pp. 2585-2593.
4. Eckstein N, Buchmann N, Demuth I, Steinhagen-Thiessen E, Nikolov J, Spira D, et al. Association between Metabolic Syndrome and Bone Mineral Density--Data from the Berlin Aging Study II (BASE-II). Gerontology. 2016;62(3):337-44
5. El Maghraoui A, Rezqi A, El Mrahi S, et al. Osteoporosis, vertebral fractures and metabolic syndrome in postmenopausal women. BMC Endocr Disord 2014;14:93.
6. Muka T., Trajanoska K., Kiefte-de Jong J. C., et al. (2015), "The Association between Metabolic Syndrome, Bone Mineral Density, Hip Bone Geometry and Fracture Risk: The Rotterdam Study". PLoS One, 10 (6), pp. e0129116.
7. Qin L, Yang Z, Zhang WW, et al. Metabolic syndrome and osteoporotic fracture: a population-based study in China. BMC Endocr Disord 2016;16:27
8. Wongdee K, Charoenphandhu N. Update on type 2 diabetes-related osteoporosis. World J Diabetes 2015;6:673–8