MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN VÔ SINH CÓ CHỈ ĐỊNH LÀM THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM KẾT HỢP SÀNG LỌC DI TRUYỀN TRƯỚC CHUYỂN PHÔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của những bệnh nhân vô sinh có chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp sàng lọc di truyền tiền làm tổ tại Viện Mô phôi Lâm sàng Quân đội, Học viện Quân y. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu đánh giá trên 186 bệnh nhân vô sinh kèm theo tiền sử thai kì bất thường, tiền sử điều trị hỗ trợ sinh sản nhiều lần thất bại hoặc có các yếu tố nguy cơ gây bất thường nhiễm sắc thể (NST) phôi thai được điều trị thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp sàng lọc di truyền trước chuyển phôi (Preimplantation genetic testing for aneuploidies/PGT-A). Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số AFC (antral follicle count) và nồng độ AMH (Anti-mullerian hormon) giữa ba nhóm tiền sử thai kỳ với P(1-2-3); P(1-2); P(1-3); P(2-3) >0,05. Phân tích số lượng phôi cho thấy số lượng phôi ngày 3 thu được ở nhóm có tiền sử sảy thai, thai lưu liên tiếp và nhóm tiền sử điều trị hỗ trợ sinh sản thất bại nhiều lần cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tuổi mẹ cao và/hoặc chồng thiểu năng tinh trùng nặng (P(1-3)<0,05(0,035);P(2-3)<0,05(0,045), sự khác biệt không có ý nghĩa giữa nhóm sảy thai, thai lưu liên tiếp và nhóm điều trị hỗ trợ sinh sản thất bại nhiều lần P(1-2)=0,25. Số phôi túi chúng tôi thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở cả ba nhóm (P(1-2-3)= 0,054; P(1-2)=0,155; P(1-3)=0,208;P(2-3)=0,093). Kết luận: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về chỉ số AFC, nồng độ AMH giữa ba nhóm tiền sử thai kỳ trên bệnh nhân có nguy cơ cao gây bất thường NST phôi. Mặc dù số phôi ngày 3 thu được ở nhóm có tiền sử sảy thai, thai lưu liên tiếp và nhóm tiền sử điều trị hỗ trợ sinh sản thất bại nhiều lần cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tuổi mẹ cao và/hoặc chồng thiểu năng tinh trùng nặng tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa về số phôi túi giữa ba nhóm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
RIF (recurrent implantation failure), RPL (recurrent pregnancy loss), PGT -A (preimplantation genetic testing for aneuploidies).
Tài liệu tham khảo
2. Inhorn MC, Patrizio P. Infertility around the globe: new thinking on gender, reproductive technologies and global movements in the 21st century. Human reproduction update. 2015; 21(4):411-426.
3. Cimadomo D, Fabozzi G, Vaiarelli A, Ubaldi N, Ubaldi FM, Rienzi L. Impact of Maternal Age on Oocyte and Embryo Competence. Front Endocrinol (Lausanne). 2018;9:327.
4. Liu X-Y, Fan Q, Wang J, et al. Higher chromosomal abnormality rate in blastocysts from young patients with idiopathic recurrent pregnancy loss. Fertility and Sterility. 2020; 113(4):853-864.
5. Lehmann P, Vélez MP, Saumet J, et al. Anti-Müllerian hormone (AMH): a reliable biomarker of oocyte quality in IVF. J Assist Reprod Genet. 2014;31(4):493-498.
6. Shim SH, Ha HI, Jung YW, et al. Maternal antimullerian hormone as a predictor of fetal aneuploidy occurring in an early pregnancy loss. Obstet Gynecol Sci. 2015;58(6):494-500.
7. Barbakadze L, Kristesashvili J, Khonelidze N, Tsagareishvili G. The correlations of anti-mullerian hormone, follicle-stimulating hormone and antral follicle count in different age groups of infertile women. Int J Fertil Steril. 2015;8(4):393-398.